Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những loại bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng hiện nay làm giảm năng suất cây trồng, có thể dẫn đến chết cây.
Những năm gần đây, cây sầu riêng đã được trồng với diện tích khá lớn tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao nên nhiều bà con vẫn đang tìm giải pháp tốt nhất để xử lý bệnh đúng cách. Sau đây công ty chúng tôi xin được chia sẻ đến quý bà con về giải pháp khắc phục bệnh vàng lá thối rễ của đội ngũ kỹ sư sau nhiều năm tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.
Dấu hiệu của bệnh vàng lá thối rễ
1. Biểu hiện trên lá:
Khi cây mới bị bệnh thì gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá chuyển sang màu vàng cam và dễ rụng.
Khi có gió lá già sẽ bị rụng trước, sau đó đến các lá non phía trên, làm chất lượng của trái kém và thường hay bị rụng sớm, Bệnh nặng có thể làm chết cây, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.
2. Biểu hiện ở rễ:
Khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ bị thối màu nâu, vỏ rễ dễ bị tuột ra khỏi phần thân. Phần rễ bị tổn thương, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, xơ xác.
Nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá thối rễ:
Bệnh vàng lá, thối rễ là do nhiều tác nhân gây ra. Nhưng trực tiếp là nấm Fusarium solani, Phytopthora spp và tuyến trùng là ba đối tượng chính gây nên bệnh này.
Tuyến trùng hoặc nấm Phytophthora spp xâm nhập tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm Fusarium solani xâm nhập gây hại.
1. Đất sét, ít hữu cơ
Đất sét có độ kết dính cao nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm. Vì thế, gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa làm vàng lá thối rễ. Vào mùa khô, đất cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. Khi đất cằn cỗi sẽ khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Chúng càng cố gắng đâm sâu càng bị tổn thương khiến cây suy yếu. Khi cây suy yếu là điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập gây vàng lá thối rễ.
2. Đất bị ngập úng vào mùa mưa.
Nếu vườn có hệ thống thoát nước kém, mực nước trong vườn quá cao sẽ làm chết Vi sinh vật có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp.
Nó làm cho rễ bị phân hủy và khiến chúng không thể cung cấp chất dinh dưỡng và nước thiết yếu cho cây. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối và tấn công dần phần rễ này.
Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng. Do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước. Mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.
3. Đất nhiễm phèn chua.
Đất chua là đất có độ pH<5, đất chua hay pH thấp làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, cây không lấy được dưỡng chất khiến cây sinh trưởng kém. Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây bệnh vàng lá thối rễ.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả
- Chọn cây giống sạch bênh, cây giống tốt.
- Cắt tỉa cành sau mỗi vụ thu hoạch để tạo thông thoáng.
- Trước và sau mỗi mùa mưa cần bón vôi bột để cân bằng pH đất trồng cũng như diệt trừ nấm trong đất.
- Không phủ kín gốc trong mùa mưa, trong vườn cần có hệ thống thoát nước thật tốt.
- Sử dụng phân chuồng hoai mục ủ với Nấm đối kháng Trichoderma để bón cho cây.
- Phun tưới ngừa nấm định kỳ bằng sản phẩm Agri-fos 640 đặc biệt là mùa mưa.
Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng cần phải tiến hành cắt bỏ những cành bị vàng để giảm áp lực cho rễ. Xới đất xung quanh gốc cho tơi, tránh làm đứt rễ, sau đó tưới kết hợp diệt nấm bằng sản phẩm Ridomil gold + Agri-fos 640. Xử lý tưới bệnh khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 – 5 ngày.
Sau khi tưới xử lý bệnh xong ta tiến hành tưới Roost 10 để tái tạo lại bộ rễ và bổ sung dinh dưỡng cho cây. Đồng thời phun trung vi lượng trên lá để cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn.
Bà con lưu ý trong thời gian cây bị vàng lá thối rễ tuyệt đối không được bón NPK. Sau khoảng 20 ngày có thể bón phân bón với liều lượng nhỏ hoặc pha loãng. Sau đó tăng dần lượng bón lên để cây thích nghi dần. Muốn cây phục hồi nhanh hơn thì bón trung vi lượng và phun phân bón lá.
Bà con tham khảo thêm các bài kỹ thuật hay khác TẠI ĐÂY