Xử lý ra hoa chôm chôm cho trái mùa nghịch theo hướng hữu cơ tránh tình trạng thừa hàng, dội chợ. Đây là hướng đi hiệu quả, được nông dân Vĩnh Long đẩy mạnh áp dụng.
Ép buộc cây trồng đi ngược lại với mùa thuận là điều không mong muốn của cây trồng. Do đó rất ít người trồng cây chịu làm theo cách này. Lý do vì nhiều rủi ro, chi phí cao, tốn nhiều công sức hơn. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long đã quá thuần thục với cách làm này. Họ đã rút ra được kinh nghiệm xử lý nghịch vụ cây chôm chôm khá thành công.
Với cây chôm chôm, rất cần nhiều năng lượng để hồi phục và ra các cơi đọt ban đầu. Vì cây cần có bộ lá khỏe để nạp năng lượng cho bộ rễ phát triển. Do đó, bón phân hữu cơ cho cây từ 5-7 kg/gốc/lần rải là cần thiết nhất, mỗi năm rải 2-3 lần/gốc.
Điều kiện cây trồng để chuẩn bị cho xử lý ra hoa
Huyện Long Hồ (Vĩnh Long) là địa phương có diện tích trồng chôm chôm nhiều nhất tỉnh với hơn 1.500 ha. Mùa chôm chôm nghịch vụ năm nay, toàn huyện có khoảng trên 300 ha cho trái. Trong đó, cù lao 4 xã: An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước và Đồng Phú chiếm nhiều nhất.
Yếu tố quan trọng tiếp theo là kỹ thuật đậy mủ cao su cho cây. Việc đậy mủ gốc cho cây đơn giản, nhưng đậy mủ đúng kỹ thuật thì nhiều nhà vườn cần biết. Cây phải trải qua quá trình cắt đứt nguồn sinh trưởng để chuyển qua giai đoạn sinh sản, nên nước dưới mương phải rút cạn và tránh nước mưa rớt trên liếp. Vì vậy, làm nghịch vụ phải cần đậy mủ cao su trên bờ liếp.
Theo Sở NN-PTNT Vĩnh Long, hiện nay diện tích trồng chôm chôm toàn tỉnh khoảng 2.700 ha, ước tính sản lượng 8.016 tấn/năm và doanh thu hơn 160 tỷ đồng (tính giá trung bình 20.000 đồng/kg).
Việc đậy mủ đúng cách là phải làm giàng như mái nhà, cho nước mưa không đọng lại trên liếp, nhưng mí mủ phải phủ hết mí mương, nhằm cắt hết việc rễ vươn ra ngoài lấy được nước cho cây. Nhiều nhà vườn đã sơ ý cắt mí mủ bằng mí liếp nên việc xử lý ra hoa chưa đạt.
Khó khăn khi xử lý ra hoa chôm chôm trái vụ
Xử lý chôm chôm cần hai yếu tố quan trọng là phân hữu cơ và đậy mủ cao su gốc.Nông dân cần chú ý bệnh cháy lá chôm chôm thường xuất hiện ở giai đoạn này.
Đây là bệnh kinh điển xuất hiện khi xử lý ra hoa nghịch. Bệnh xuất hiện khi tiến hành đậy mủ chôm chôm được 10 ngày. Đầu tiên xuất hiện ở chót cuối lá, màu nâu ăn dần vào trong và dần chuyển thành màu đen. Vết bệnh ăn sâu vào bên trong thịt lá, khi bệnh nặng thì khô hết cả lá.
Nhiều nhà vườn còn gặp tình trạng lá khô còn trụ lại trên cành nhưng chưa lìa cành, đến khi có gió đi qua thì rớt xuống mặt mủ chùm trong vườn. Nguyên nhân của cháy lá có thể do thiếu dưỡng chất đa trung vi lượng, đặc biệt là thiếu kali cung cấp cho cây, thiếu nước và do điều kiện thời tiết.
Cần phục hồi cây để chuẩn bị cho xử lý ra hoa mùa sau
Việc bón phân hữu cơ cần cho cây ăn trái (cây từ 5 năm trở lên) sau mỗi vụ từ 20-30 kg/gốc. Điều này phù hợp với cách làm của nông dân khi cung cấp cho cây. Phân hữu cơ giúp duy trì độ màu mỡ của đất, giúp đất tơi xốp, tăng độ dẫn điện cho đất và giữ cho đất có độ ẩm cũng như giúp các vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh. Bón phân hữu cơ nhiều giúp hạn chế sự thất thoát phân bón hóa học ra môi trường bên ngoài.
XEM THÊM CÁC BÀI CHIA SẺ TẠI MỤC CẨM NANG NÔNG NGHIỆP