Sượng múi sầu riêng là một trở ngại và là nổi băn khoăn rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng. Có nhiều cách khắc phục sầu riêng bị sượng múi khác nhau, tuy nhiên cách khắc phục bằng dinh dưỡng vẫn là biện pháp tốt nhất.
Sầu riêng bị “sượng” là hiện tượng rối loạn sinh lý làm cho phần ăn được (cơm) bị cứng, có màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đồng đều.
Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục sầu riêng bị sượng múi như thế nào là tốt nhất, VINASA sẽ giáp đáp cho các bạn về nguyên nhân sầu riêng bị sượng múi.
1/ Hình thức sượng múi sầu riêng
– Cơm cứng, cơm cứng và mất màu hay cơm bị nhão
– Cháy múi, phần cơm có màu nâu hay bị biến dạng.
– “Sượng bao” là phần cơm phía trong tiếp giáp với vách múi có màu trắng, cứng nhưng bên ngoài vẫn mềm.
– “Sượng” do cơm trái có màu sắc vàng, trắng không đồng đều như “da lợn”, phần cơm có màu trắng thường hơi cứng hơn so với phần có màu vàng.
Phẩm chất trái cũng giảm và không còn giá trị thương phẩm nữa.
2/ Nguyên nhân sâu riêng bị sượng múi
– Sự cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái
+ Trong giai đoạn 8 – 12 tuần sau khi đậu trái là giai đoạn trái phát triển phần cơm trái rất mạnh, có thể đạt 16 g/trái/ngày nên khi cây ra đọt non sẽ xãy ra tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm trái mà sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển của đọt non thường mạnh hơn cơm trái nên cơm trái không phát triển bình thường dẫn đến hiện tượng “sượng”.
+ Lá sầu riêng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính để nuôi trái nên khả năng nuôi trái của cây sầu riêng phụ thuộc vào số lá trên cây mà thể hiện qua số lượng đọt non được hình thành trước khi cây ra hoa. Nếu trước khi ra hoa cây sầu riêng được chăm bón tốt, cây ra nhiều lần đọt, đọt mập, không bị sâu bệnh tấn công thì khả năng nuôi trái rất tốt, ngược lại trái sẽ phát triển kém và không bình thường như méo hay dị dạng.
+ Ra hoa và đậu trái nhiều đợt cũng gây ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa hoa và trái non với sự phát triển trái làm trái bị sượng. Sự ra hoa của cây sầu riêng bị ảnh hưởng bởi điều kiện khô hạn, sự xuất hiện của mùa khô sớm hay muộn, dài hay ngắn hoặc có tập trung hay không là những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây sầu riêng.
– Môi trường
+ Mưa nhiều, làm gia tăng ẩm độ đất, cây hút nhiều nước là nguyên nhân gây ra hiện tượng cơm nhão, sượng múi sầu riêng.
+ Thiếu nước dễ làm cho cây bị rụng lá và chết cây , không đủ nước nuôi trái làm chai trái.Do đó vấn đề quản lý nước cho cây sầu riêng rất quan trọng có thể làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái sầu riêng.
– Đặc điểm của cây và kích thước trái
Cây còn tơ, mới ra trái một hai năm được ghi nhận dễ bị sượng hơn Nguyên nhân được giải thích là do những cây nầy sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non nên gây ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình phát triển trái. Hiện tượng sượng sẽ giảm dần khi cây trưởng thành. Trái có kích thước lớn cũng dễ bị sượng hơn trái nhỏ.
– Rối loạn dinh dưỡng
+ Sự mất cân bằng trong trái cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái, trái chín không đồng đều
+ Hiện tượng cháy múi được cho là do thiếu chất Bo.
+ Sự mất cân bằng giữa can-xi, ma-nhê và kali cũng là yếu tố gây ra hiện tương cứng cơm và mất màu.
+ Bón nhiều phân kali nhưng thiếu can-xi và ma-nhê cũng gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng và làm cho sượng múi sầu riêng.
+ Bón phân có chứa chlor (như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp N:P:K có chứa nguyên liệu là KCl) cũng là nguyên nhân làm cho sầu riêng bị sượng. Nguyên nhân có lẽ do nguyên tố chlor làm cho cơm trái sầu riêng tích nhiều nước, làm giảm phẩm chất cơm.
3/ Biện pháp khắc phục sượng múi sầu riêng
Qua một số nguyên nhân trình bày trên, để khắc phục hiện tượng sượng múi sầu riêng nhà vườn nên áp dụng các kỹ thuật như sau:
– Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với trái
– Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái bằng cách phun phân MKP (0-52-34) phun đều lên hai mặt lá, 7 – 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau khi đậu trái.
– Không nên bón thừa đạm trong giai đoạn phát triển trái, không dùng phân có chứa Chlor như phân KCl. Cây sầu riêng cần nhiều kali, đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành và chín, bón đủ kali sẽ làm cho cơm có màu vàng đậm, vị ngọt hơn.
– Nên kích thích cho cây sầu riêng ra hoa tập trung và đồng loạt để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa với sự phát triển trái và sự cạnh tranh giữa trái non và trái lớn. Ra hoa đồng loạt cũng giúp trái chin tập trung, thu hoạch cùng lúc sẽ hạn chế sự tập trung dinh dưỡng cho những trái thu hoạch sau cùng. Nên cắt bỏ toàn bộ hoa hoặc trái non ra đợt hai nếu tỉ lệ ra hoa hoặc đậu trái thấp hay số trái ở đợt đầu vừa với khả năng mang trái của cây.
– Quản lý nước
– Giữ độ ẩm cho đất, tưới nước đều và rút nước nhanh nếu có mưa hoặc ngập úng.
– Nên kích thích cho cây ra hoa sớm và tập trung để có thể thu hoạch trong mùa khô sẽ ít bị sượng hơn trong mùa mưa.
– Bón phân qua lá
– Xịt Nutri Fulvic 20-20-20, Nutri Pro Amino 4500, Kali Bo, Nutri Big 10-30-30… để bổ sung kịp thời dinh dưỡng nuôi trái.
Bà con tham khảo thêm một số bài kỹ thuật hay TẠI ĐÂY: