Hiện nay bệnh thối trái trên cây sầu riêng là vấn đề bà con đang được quan tâm nhiều nhất vì nó làm ảnh hưởng đến giá trị nông sản của cây trồng. Cây sầu riêng là loại cây ăn trái được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, loại cây này mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây sầu riêng thường xuyên phải đối mặt với sự gây hại của nhiều loại sâu bệnh, trong đó có bệnh thối trái. Để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế, bà con cần chủ động phòng trừ bệnh hiệu quả nhất.

Triệu chứng của bệnh thối trái sầu riêng.

Bệnh thối trái sầu riêng là một trong các bệnh hại thường gặp trên cây sầu riêng, nó không chỉ gây hại trên phần quả mà còn gây hại đến nhiều bộ phận khác trên cây sầu riêng. Cụ thể, dấu hiệu nhận biết cây sầu riêng bị bệnh thối trái tấn công như sau:

Trên trái:

Nấm gây hại trên trái sầu riêng, làm trái bị thối hàng loạt. Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện ở phần đít trái, đầu tiên là những đốm nâu đen nhỏ, sau đó lan rộng ra và có màu đen. Bệnh tiến triển thành từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm cho thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu. Khi thời tiết ẩm thấp, trên vết bệnh hình thành những tơ nấm trắng.

Cây sầu riêng mắc bệnh này sẽ khiến trái nhỏ, chín sớm, nghiêm trọng hơn có thể thối cả trái và lây lan sang những trái khác. Bệnh xuất hiện trong mọi giai đoạn của trái, kể cả sau khi thu hoạch.

Trên lá:

Trên lá: Nấm bệnh tấn công trên lá làm cháy lá, lá vàng héo và rụng dần. Đôi khi bệnh còn gây hại trên các cành cao phía trên.

Trên thân cây:

Khi cây sầu riêng bị nấm bệnh tấn công, trên thân cây xuất hiện đốm sậm màu hơi ướt. Sau đó vết bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu.

Nguyên nhân.

Nấm Phytophthora palmivora chính là tác nhân gây ra bệnh thối trái sầu riêng.

Điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển đó là mùa mưa, hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém.

Vườn cây ẩm thấp, không thông thoáng, rậm rạp, không cắt tỉa thường xuyên chính là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát sinh và lây lan trên diện rộng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thối trái

  • Đảm bảo vườn thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất vườn trồng sầu riêng thấp phải có hệ thống thoát nước tốt tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.
  • Lựa chọn giống sầu riêng khỏe mạnh, sức đề kháng cao có thể chống lại các nấm hại gây bệnh.
  • Trồng cây với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng cho vườn, thường xuyên vệ sinh vườn, thu gom lá rụng.
  • Bón cân đối giữa đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Sử dụng phân chuồng đã được xử lí bằng các chủng nấm có lợi như Trichoderma bón cho sầu riêng để cung cấp chất mùn cho đất, bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tiêu diệt các loại nấm gây hại
  • Khi cây ra hoa và bắt đầu đậu quả, bà con tiến hành tỉa bớt những trái nhỏ hoặc trái có dấu hiệu sâu bệnh.
  • Phun phòng nấm bệnh thối trái định kỳ bằng nấm đối kháng và tăng cường kích kháng cho cây để cây có đề kháng tốt hơn, chống chọi được với nấm bệnh.
  • Thu gom và xử lý ngay những quả và cây bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy để ngăn ngừa nấm bệnh lây lan sang những cây khỏe mạnh khác.

Khi có dấu hiệu bệnh nặng thì chúng ta cần xử lý cây bằng sản phẩm: Agri-fos 640 + Mataxyl ( theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất ).

Phát hiện bệnh thối trái mới chớm phun các lọai thuốc hóa học: Agri-fos 640, Aliette, Mexyl-MZ  72WP, Ridomil-Gold, Alpine 80WP, Mataxyl 25WP,….

Chú ý, nếu bệnh xuất hiện trễ vào giai đoạn trái lớn, khi phun thuốc nên đảm bảo đúng thời gian cách ly để tránh dư lượng thuốc tồn trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuyệt đối không nên nhúng trái vào thuốc BVTV sau thu hoạch.

Bà con tham khảo thêm một số bài kỹ thuật về cây sâu riêng TẠI ĐÂY:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận