Bệnh thán thư trên cây sầu riêng ảnh hưởng đến các bộ phận của cây như lá, hoa, trái non. Cây trồng bị bệnh nặng sẽ rụng nhiều lá, cây còi cọc, kém phát triển.

 Bệnh thán thư trên cây sầu riêng
Bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Nguyên nhân bệnh

Do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Nó cũng gây ra bệnh thán thư trên các loại cây trồng khác.

Khi có một cây bị nhiễm, bào tử nấm gây bệnh thán thư sẽ lây truyền theo gió, lan từ cây này sang cây khác. Chúng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay mưa.

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều. Đặc biệt bệnh thường bị nặng ở giai đoạn đọt non, lá non mới mở.

Với những vườn ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối, bón dư đạm và thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng khác. Những vườn không được cắt tỉa, có tán lá rậm rạp, vườn bị rợp bóng, thiếu ánh nắng chiếu vào nên ẩm độ tăng cao thì bệnh thường nặng.

Bệnh cũng phổ biến ở vườn sầu riêng trồng trên đất xấu, ít chất hữu cơ, không được cải tạo và phòng trừ nấm bệnh trong đất thường xuyên.

Triệu chứng bệnh thán thư trên sầu riêng

Bệnh thán thư gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá, hoa, quả non.

  • Trên lá: 

Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan vào phía trong. Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.

  • Trên hoa: 

Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng sẽ khiến hoa bị rụng.

Bệnh thán thư trên hoa sầu riêng
Thán thư trên hoa sầu riêng
  • Trên quả: 

Quả có các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai. Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài, rồi lan rộng ra, dần dần trái sẽ bị rụng.

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây sầu riêng

Phòng bệnh:

  • Chăm sóc cho cây trồng khoẻ mạnh, tươi đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
  • Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm trichoderma. Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.
  • Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cây cỏ dại hay các vật liệu hữu cơ.
  • Cắt tỉa, tạo tán cho cây hợp lý, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao.
  • Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kỳ.
  • Đối với vườn cây còn cần che mát cho cây.
  • Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.

Trị bệnh:

  • Khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu mắc bệnh thán thư, bà con cần nhanh chóng thực hiện các việc sau:
  • Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
  • Sử dụng Coc 85 phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Định kỳ xịt Agri fos 640 để phòng ngừa nấm bệnh.
  • Đồng thời tăng đề kháng cho cây bằng FolicalMulti vitamin để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.

VINASA sẽ luôn đồng hành cùng bà con.

  • Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình chăm sóc cây trồng.
  • Kết nối tiêu thụ nông sản giữa nhà nông và các đơn vị, doanh nghiệp.
  • Mở rộng đầu tư nông nghiệp bền vững, nông nghiệp 4.0 và liên kết nhập khẩu.
  • Phân phối phân bón chất lượng.

Vinasa kính chúc bà con có một mùa vụ bội thu!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận