Nhiều nhà vườn thường nghĩ để nhiều bông thì tỉ lệ đậu trái cao hơn nên ít nhà vườn chủ động trong tỉa bông Sầu Riêng. Tuy nhiên, việc làm cây sầu riêng ra bông nhiều thì dễ nhưng để đậu được trái thì không hề dễ.
Vì vậy, không phải việc ra nhiều hoa sẽ đậu được nhiều trái, điều cần thiết phải chọn lọc những hoa khỏe, không bị sâu bệnh, đủ sức đậu trái bằng cách cắt tỉa đúng cách.
Lý do cần phải tỉa bông sầu riêng
- Cây sầu riêng mang quá nhiều bông thì bông nào cũng ốm vì thiếu chất dinh dưỡng và tự rụng. Chính vì vậy, tỉ lệ đậu được trái thấp làm ảnh hưởng đến năng suất của nhà vườn.
- Lưu ý một cây sầu riêng khỏe lâu năm thì cũng chỉ mang tối đa khoảng 300 trái. Do đó nếu không tỉa bớt sẽ lãng phí một lượng dinh dưỡng rất lớn để nuôi bông dẫn đến cây bị suy rất nặng.
- Những bông nào ốm, thiếu dinh dưỡng thì hạt phấn sẽ ít. Chất lượng hạt phấn kém, cây thụ phấn không đạt, trái dễ bị rụng hoặc nếu đậu thì trái xấu, tỉ lệ loại 1 rất thấp.
- Ngược lại: Những bông to, khỏe thì đạt hạt phấn nhiều, chất lượng hạt phấn tốt hơn, cây thụ phấn tốt. Trái tròn, đều, đầy hộc, tỉ lệ loại 1 cao.
- Bông quá nhiều, sát nhau, tạo điều kiện cho nấm bệnh, sâu rầy phát triển và tấn công lên bông.
Kỹ thuật tỉa bông sầu riêng
Thời điểm tỉa bông sầu riêng được chia thành 2 lần tỉa:
- Lần 1: Khi chùm hoa sầu riêng có độ dài từ 3 – 5cm.
- Lần 2: Khi chùm hoa ra dài từ 8 – 10cm.
Bước 1:
- Loại bỏ những bông đầu cành vì khả năng nhận dinh dưỡng thấp dẫn đến chất lượng thụ phấn kém, đậu quả kém.
Bước 2:
- Khoảng cách giữa các chùm bông trên một cành cách nhau từ 15 – 20cm. Chừa lại những bông to, khỏe, hướng xuống (bụng cành), đồng thời tỉa bỏ những bông bên hông.
Bước 3:
- Tỉa bỏ bông trong chùm: Sau khi hoa dài 8 – 10cm tiến hành tỉa bông trong chùm. Lựa chọn những bông to, khỏe, màu sáng, cuốn chắc, không bị sâu bệnh và dị dạng. Mỗi chùm để khoảng 10 – 20 bông.
Lưu ý: Để tăng hiệu quả đậu trái cần tỉa bông sầu riêng ngay từ đầu, chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí phù hợp thì bông sẽ to khỏe, đầy đủ dinh dưỡng, chừa bông nào chắc đậu bông đó.
Bón phân chăm sóc dưỡng bông sầu riêng
1. Tưới nước
- Thời điểm tưới là khi mầm hoa ra sáng đều (dài 3-4cm) trên các vị trí để trái, thì tưới nước trở lại.
- Tưới xòe đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước vừa chảy tràn trên mặt đất. Ưu tiên tưới bên dưới tán cây vì nơi đó tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước.
- Lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2-5 ngày sau khi tưới, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét), không tưới quá nhiều trong 1 lần gây sốc nước.
2. Phun thuốc dưỡng hoa, đậu trái
Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Giai đoạn này khuyến cáo sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giai đoạn này không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.
Thời điểm phun: Khi nụ hoa hình thành và sáng rõ.
- Lần 1: Sử dụng phân bón lá 1kg Nutri Pro Amino 4500 pha cho 800 lít nước phun bông.
- Lần 2: Sử dụng phân bón lá 500g Nutri Pro Amino 4500 + 500ml Siêu Kẽm pha 400-500 lít nước phun đẫm bông.
- Lần 3: Sử dụng Bộ 3 Anh Quốc, pha 1 bộ 500ml cho 400 lít nước phun đẫm bông.
- Lần 4: Sử dụng phân bón lá 500g Nutri Pro Amino 4500 + 500ml Siêu Kẽm pha 400-500 lít nước phun đẫm bông.
- Lần 5: Sử dụng bộ ba anh quốc, pha 1 bộ 500ml cho 400 lít nước phun đẫm bông.
Trên đây là kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa và đậu trái được các kỹ sư nông nghiệp tích lũy nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ đến cho bà con.
Bà con nào cần hổ trợ kỹ thuật cây trồng liên hệ đến Hotline 0901.21.25.26 hoặc 0909.532.129 để đươc tư vấn hổ trợ chi tiết hơn.
Qúy bà con tham khảo các bài viết kỹ thuật khác xin vui lòng BẤM VÀO ĐÂY