Phòng trừ sâu bệnh hại là biện pháp chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái rất quan trọng, đây là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu bệnh. Trong đó đáng chú ý nhất là sâu ăn bông và sâu đục trái đã làm giảm năng suất nghiêm trọng nếu không kịp thời xử lý

Sâu ăn bông

Đặc điểm sâu ăn bông

Là loài sâu hại khá phổ biến trong các vườn sầu riêng đang ra bông. Sâu thuộc họ Limantridae, bộ Lepidoptera. Thành trùng là một loại bướm màu vàng lợt, có chiều dài sải cánh khoảng 28-30 mm.

Ấu trùng màu nâu nhạt, ở giữa lưng có sọc đỏ, hai bên có sọc vàng, đầu có màu đỏ, sâu dài khoảng 10mm. Bướm thường đẻ trứng trên các chùm bông, mỗi con có thể đẻ từ 50-60 trứng.

Ấu trùng gây hại nặng nhất ở vào tuổi 3 và tuổi 4. Sâu hóa nhộng trên cây bên trong kén bằng bông kết dính lại. Giai đoạn sầu riêng hình thành trái: Quan trọng nhất là sâu đục trái gây hại giai đoạn trái non và cả những trái lớn.

Phòng trừ sâu hại ăn bông

Sâu có nhiều lông tơ, đầu màu đỏ, trên lưng có 1 sọc đỏ, 2 bên hông có 2 sọc vàng. Thường xuất hiện trên những chùm bông to dày nên khó phát hiện, chỉ phát hiện được khi sâu ăn ra ngoài chùm bông.

Khi gặp sâu ăn bông, nhà vườn cần chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái thường xuyên bằng cách thăm vườn, nhất là giai đoạn sầu riêng ra bông. Thu gom bông rụng đem tiêu hủy để tránh sâu phát triển. Sử dụng phun thuốc trừ sâu sinh học Brightin 4.0EC (60 -100ml/200 lít), Actimax 50WG (100-125g/200 lít ) hoặc Permecide 50EC (100-200ml/200lít).

Sâu đục trái

Sâu thường đục trái ngay từ khi trái còn nhỏ. Vào giai đoạn này nếu bị gây hại, trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó. Nếu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất phẩm chất của trái. Triệu chứng để nhận diện là từng đám phân màu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lỗ đục.

Nhà vườn cần chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái phòng trị bằng cách tỉa trái thưa, dùng cành cây nhỏ ngăn cách các trái đóng cặp để hạn chế sâu tấn công. Phun luân phiên hoặc kết hợp các loại thuốc trừ sâu như Permecide 50EC (100-200ml/200lít), Brightin 4.0EC (60-100ml/200 lít). Actimax 50WG (100-125g/200 lít ) …

Rệp sáp

Rệp sáp gây hại quanh năm, thời điểm tấn công rõ nhất là giai đoạn có lá non, cành non và trái. Rệp sáp bám trên bề mặt và chích hút chất dinh dưỡng, bài tiết chất mật tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công.

Rệp sáp gây hại có thể làm rụng bông, dị dạng trái non, và lây bệnh thối trái.

Biện pháp phòng trị:

– Trồng thưa vừa phải, thúc ra đọt tập trung để dễ chăm sóc, tưới nước áp lực cao lên tán lá.

– Nếu trái bị nặng nên loại bỏ ra khỏi vườn.

– Khi mật số rầy cao sử dụng thuốc Brightin 4.0EC(60-100ml/200 lít), Permecide 50EC(100-200ml/200lít), Movento, Apphe.

Bà con cần liên hệ hổ trợ về kỹ thuật và sản phẩm qua Hotline: 0901.21.25.26 – 0909.532.129

Bà con có thể tham khảo một số dòng thuốc Bảo Vệ Thực Vật TẠI ĐÂY

Tham khảo một số sản phẩm phân bón nhập khẩu cho giai đoạn ra hoa đậu trái TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận