Khi cây sầu riêng bắt đầu bước vào giai đoạn đậu trái thì hiện tượng rụng trái non thường xuyên xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng trái như: Điều kiện thời tiết, bón phân chưa cân đối thiếu dinh dưỡng, do sâu bệnh tấn công, do sốc nước, rụng sinh lý,….

Để khắc phục được hiện tượng sầu riêng rụng trái non bà con tham khảo bài viết dưới đây.

Điều kiện thời tiết dẫn đến sầu riêng rụng trái

Trong trường hợp cây sầu riêng rụng trái phải nhận một lượng lớn nước do gặp mưa trái mùa, khiến cây đột ngột dư nước. Hoặc vào thời kỳ cây mang trái nhưng lượng nước cung cấp không đủ. Đó cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng rụng bông và trái non trên cây sầu riêng xảy ra.

Bên cạnh đó, nếu vườn trồng gặp phải mưa bão kết hợp với gió lốc sẽ khiến bông và trái sầu riêng non rụng hàng loạt.

Mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến sầu riêng rụng trái

  • Thường xuất hiện ở nhà vườn trồng xen canh, không bón cân đối phân hữu cơ và phân vô cơ (NPK) hoặc không chăm sóc thường xuyên.
  • Do đó, nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ bị đuối sức, không còn đủ sức để nuôi trái nên hiện tượng sầu riêng rụng trái non là điều bình thường trong tự nhiên.

Biện pháp:

  • Bón phân hữu cơ và NPK đầy đủ trước khi làm bông ít nhất 3 tháng

+ Phân hữu cơ: từ 5-10kg/gốc và 2-3 tháng bón 1 lần. Nên kết hợp với các dòng phân bón hữu cơ dạng nước giúp cho cây dễ hấp thụ dinh dưỡng như Bio Roost USA, Xanh Hóa,….

+ NPK: Dùng loại NPK 3 số để cân bằng dinh dưỡng  bón 1-2kg/gốc và 1 tháng bón 1 lần.

+ Bà con cung cấp thêm dinh dưỡng như: Canxi, Bo, Vi lượng để chống rụng trái non tức thì.

Sầu riêng rụng trái
Sầu riêng rụng trái non do thiếu dinh dưỡng

Do sâu bệnh hại tấn công

Các loại côn trùng:

  • Đối với các loại cây ăn quả như sầu riêng thì đợt ra hoa tạo quả, đặc biệt là thời điểm đầu vụ chính là lúc các loài sâu hại bùng phát triển.
  • Những loài như sâu đục quả, rầy nhảy, rệp sáp, nhện đỏ… chúng sẽ tấn công chích hút nhựa ở lá non, tấn công trái sầu riêng non. Khiến rụng trái thậm chí khi trái lớn vẫn xâm nhập làm xấu mã bên ngoài của trái, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

Xử lý: Bà con xử lý phun phòng ngừa từ khi trước khi xổ nhụy các loại thuốc trừ sâu sinh học có hoạt chất như: Abamectin, Emamectin,….

Nấm bệnh:

Bệnh thán thư gây biểu hiện rụng lá, bông, trái…..

Lá: Chóp lá có vết khô nhỏ hoặc vết khô lan rộng theo 2 mép lá.

Bông: Cây có bông bị khô và rụng lác đác.

Trái non: Trái non khô, rụng từ từ và có lớp trắng trắng trên trái

Cách xử lý: Phun ngừa bệnh thán thư từ khi chuẩn bị làm bông (trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày), phun định kỳ 7-10 ngày/lần vào mùa khô hoặc 5-7 ngày/lần vào mùa mưa.

Do rụng sinh lý

Tất cả các loại cây ăn trái nói chung và cây sầu riêng nói riêng đều xảy ra hiện tượng rụng trái sinh lý. Khi cây có lượng trái non đậu quá nhiều, vượt quá khả năng nuôi dưỡng của cây. Thì nó sẽ tự động xả bớt một lượng trái nhất định để đảm bảo sức khỏe của mình.

Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất của cây.

Sầu riêng rụng trái
Sầu riêng rụng trái do sinh lý của cây

Bà con tham khảo thêm một số dòng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật TẠI ĐÂY
Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ qua đường dây nóng: 0901.21.25.26 – 0909.532.129 để được tư vấn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận