Cây sầu riêng ưu ẩm, nên cần cung cấp nước ở tất cả các giai đoạn cho cây. Tuy nhiên ở các giai đoạn quan trọng thì cần điều chỉnh, gia giảm lượng nước phù hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt. Tìm hiểu cách tưới nước cho cây sầu riêng qua bài viết dưới đây nhé!!!
Vai trò của nước tưới với cây trồng
Nước là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh. Chiếm 90% khối lượng chất nguyên sinh và quyết định tính ổn định của cấu trúc keo nguyên sinh. Bình thường chất nguyên sinh ở trạng thái sol biểu hiện hoạt động sống mạnh. Nếu mất nước thì hệ keo nguyên sinh chất có thể chuyển sang trạng thái coaxecva hay gel làm giảm mức độ hoạt động sống của tế bào và của cây.
Nước tham gia vào các phản ứng hóa sinh, các biến đổi chất trong tế bào. Nước vừa là dung môi đặc biệt cho các phản ứng, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng trong cây. Nước cung cấp điện tử H+ cho việc khử CO2 trong quang hợp, tham giá oxi hóa nguyên liệu hô hấp, tham gia vào các phản ứng thủy phân.
Nước hòa tan phân bón là các chất hữu cơ và chất khoáng. Từ đó vận chuyển đến các cơ quan cần thiết trong cây và tích lũy vào các cơ quan dự trữ. Nước là mạch máu lưu thông đảm bảo điều hòa và phân phối các chất này trong cây, quyết định việc hình thành năng suất kinh tế của cây trồng.
Tóm lại nước vừa tham gia cấu trúc cơ thể thực vật, vừa tham gia các biến đổi hóa sinh và các hoạt động sinh lý của cây. Khi thiếu nước, tất cả các quá trình trao đổi chất và hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể đều bị đảo lộn. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bị kìm hãm dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng.
Nước tưới cho cây sầu riêng
Cây sầu riêng ưu ẩm và không chịu được ngập úng. Vì vậy cần luôn cung cấp đủ nước, giữ ẩm và chống ngập ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây.
Khi cây nhỏ tưới nước thường xuyên 1 ngày/lần trong 1 tháng đầu. Sau đó có thể kéo thời gian tưới ngày nghỉ ngày tưới hoặc 1 ngày tưới 2 ngày nghỉ. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào độ ẩm đất xung quanh gốc. Dùng rơm hoặc cỏ khô phủ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong mùa khô,
Giai đoạn quan trọng chuyển tiếp giữa sinh trưởng và sinh thực cần điều chỉnh lượng nước tưới cho cây.
Trước khi ra hoa
Điều tiết nước tạo khô hạn để hoa ra đều, tập trung: Tháng 12-1 hàng năm là thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa (ra mắt cua). Áp dụng biện pháp kĩ thuật kết hợp giữa dinh dưỡng + nước tưới. Xiết nước tạo khô hạn 10-15 ngày để kích thích cây ra hoa. Ức chế sinh trưởng của cây, để cây nhanh chóng chuyển sang quá trình phân hóa mầm hoa.
Nếu đất khô, cây có biểu hiện héo mà chưa phân hóa mầm hoa thì tưới qua 1 lần nước. Tưới nhẹ cho đủ ẩm (lượng nước tưới bằng 1/3 lúc bình thường).
Sau đó tiếp tục xiết nước tạo khô hạn, chờ cây ra hoa đều, tập trung thì chọn đợt hoa đó. Tỉa bỏ hết số hoa đã ra trước hoặc sau đó, nhằm mục đích trên cùng 1 cây, thời gian thu hoạch quả không kéo dài quá 15 ngày.
Tìm hiểu thêm về cách tưới nước cho sầu riêng TẠI ĐÂY
Tưới nước nuôi hoa
Thời điểm tưới
Khi mầm hoa đã được hình thành, mầm hoa dài 3-4cm (mắt cua đã sáng)
Tác hại của việc tưới nước quá sớm
Khi mầm hoa vừa nhú: Các bông ở đầu cành phát triển mạnh (dễ bị gãy cành). Còn các mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ, thui bông, hiện tượng bông lá, bông phướn gây mất sản lượng.
Các bước tiến hành
Bước 1: Tưới xòe đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào trong. Ưu tiên tưới bên dưới tán vì tập trung rất nhiều rễ tơ hút nước. Trời mưa trái mùa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng xốc nước gây rụng hoa, quả non.
Bước 2: Khoảng 2-5 ngày sau, khi lớp đất mặt bắt đầu khô, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét). Chú ý không tưới quá nhiều trong 1 lần gây sốc nước.
Bước 3: Vào thời điểm 1 tuần trước khi hoa nở, giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới.
Bước 4: Sau khi đậu trái, tưới tăng dần lượng nước đến mức trở lại bình thường, giúp trái phát triển khỏe
^^^Khi trái non mới hình thành thì tưới lượng nước vừa phải, nếu tưới nhiều trái non sẽ rụng. Khi trái to bằng trái bưởi mới tưởi nhiều nước.
Tìm hiểu thêm về các bài viết chăm sóc cây sầu riêng TẠI ĐÂY