Vú sữa tím khi xẻ trái chín để ăn không tươm mủ, hạt tróc hoàn toàn, vỏ mỏng và thịt trái nhiều, ngon, ngọt. Giống chịu mặn tốt và ra trái quanh năm.
Sau 7 năm theo dõi cẩn trọng, kiên trì chọn lọc, ông Trần Văn Hùm (thường gọi là Ba Hùm) và gia đình ở ấp Mỹ Thuận, xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) đã chọn được giống vú sữa tím “Tứ Quý”.
Theo anh Trần Hữu Thắng, anh quyết định chọn giống vú sữa tím “Tứ Quý”.Đây là giống có đặc điểm sinh học rất khác biệt, dễ nhận ra so với các giống vú sữa khác. Giống này cho trái quanh năm và giai đoạn mang trái ngắn (thời gian từ xổ nhụy đến chín ngắn hơn các giống khác khoảng 45 ngày). Năng suất cao nên sản lượng lên đến 40 tấn/ha/năm.
Đặc điểm lợi thế của vú sữa tím
Một lợi thế đặc biệt khác là giống vú sữa mới có khả năng chống chịu mặn tốt hơn. Trong 2 đợt mặn khốc liệt năm 2016 và 2020, với cùng điều kiện nước tưới và chăm sóc như nhau, các vườn vú sữa giống khác ở Nhơn Mỹ đều bị chết nhưng giống vú sữa mới vẫn phát triển bình thường. Theo anh Thắng, có thời điểm nước mặn rò rỉ vào mương vườn với độ mặn lên đến 3‰ nhưng cây vẫn không có biểu hiện bị thiệt hại do mặn.
Về đặc điểm hình thái, so với vú sữa tím đang phổ biến huyện tại Kế Sách, giống vú sữa mới có dạng lá bầu hơn; phiến lá có nhiều nếp nhăn, mặt dưới lá và chùm hoa có màu vàng nâu sậm hơn.
Chất lượng trái cũng có đặc điểm nổi bật. Khi xẻ trái chín để ăn không tươm mủ, hạt tróc hoàn toàn, vỏ mỏng và thịt trái nhiều, trong khi độ ngon, vị ngọt không khác biệt so với các giống vú sữa khác.
Giống vú sữa mới được thị trường trong nước đón nhận nồng nhiệt. Tiêu thụ rất tốt với giá cao hơn gấp 1,5 đến 2 lần so với các giống vú sữa tím khác. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã khảo sát vườn, lấy mẫu để phân tích. Kết quả đều đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu về cỡ trái, mẫu mã và chất lượng.
Quy mô canh tác hiện nay
Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng giống vú sữa mới chỉ ở mức 3,5 ha. Trong đó 2 ha đang cho trái ở tuổi cây 6 – 7 năm. 1 ha còn lại mới trồng được 1 năm. Để phát huy lợi thế tỉnh Sóc Trăng đang tiến hành hỗ trợ ông Trần Văn Hùm thực hiện đồng thời 2 việc.
Một là khảo sát, nghiên cứu để đăng ký bảo hộ giống vú sữa mới. Hai là nhân giống và ưu tiên phát triển giống vú sữa mới. Hình thành vùng nguyên liệu có thể cung ứng cho thị trường thường xuyên. Ổn định về cả sản lượng, mẫu mã và chất lượng. Sau đó sẽ tổ chức sản xuất và đáp ứng giống cho tổ chức, cá nhân của huyện.
Ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV, Phó Giám đốc
Dự án Phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh Sóc Trăng nhận định:
Giống vú sữa mới là tài nguyên quý của huyện Kế Sách. Cần được các cấp, các ngành bảo vệ, phát triển và khai thác tốt nhất.
Theo VŨ BÁ QUAN
Cập nhật nhiều tin tức mới nhất tại trang