Rau tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao và vai trò quan trọng không thể thay thế bằng thực phẩm khác. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về rau như: rau sạch, rau an toàn, rau hữu cơ. Vậy thế nào là rau sạch, rau toàn và rau hữu cơ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu chung về rau

Rau tươi ở nước ra rất phong phú, có nhiều loại thuộc nhiều nhóm rau. Nhóm rau xanh: Rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần. Nhóm rễ củ: Cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu. Nhóm cho quả: Cà chua, cà pháo, cà bát, dưa chuột. Nhóm hành: Hành, tỏi,…

Vai trò của rau tươi:

Trong ăn uống hằng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipit trong rau tươi không đáng kể nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là muối khoáng có tính kiềm,các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.

Trong rau có đường tan trong nước và xenluloza. Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phân tiết của tuyến tiêu hóa.

Ăn rau tươi kết hợp với thức ăn chứa protid, lipid, gluxit làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Trong bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

Về thành phần dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tùy theo từng loại rau.

  • Protid trong rau tươi nói chung dao động 0.5-1.5%. Hàm lượng protid trong đậu tươi, đậu đũa (4-6%), rau muống ( 2,7%), rau sắn (3.9%), su hào, rau dền, rau đay (1.8-2.2%).
  • Glucid: Trong rau có đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenlulozo, các chất pectin. Dao động từ 3-4% tùy loại rau.
  • Xenluloza trong rau dưới dạng liên kết, kết hợp với các chất pectin tạo thành phức hợp của pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruôt giúp tiêu hóa dễ dàng.
  • Là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Vitamin A và C, những vitamin này rất ít trong thức ăn từ động vật.
  • Chất khoáng trong rau có tính kiềm như Kali, Canxi, Magie. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hòa các sản phẩm axit do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hóa tạo thành.
  • Trong rau có nhiều Kali ở dạng Kali cacbonat, muối kali của các axit hữu cơ và nhiều chất dễ tan trong nước và dịch tiêu hóa., các muối kali làm giảm khả năng tích trữ nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu.
  • Lượng magie trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 7-75mg%. Đặc biệt các loại rau thơm, rau dền, rau đậu

Tóm lại rau tươi có vai trò trong dinh dưỡng, bữa ăn hằng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải sử dụng rau sạch, rau an toàn không có vi khuẩn gây bệnh và các hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Hiện nay có 2 khái niệm dễ nhầm lẫn là rau sạch và rau an toàn !!!

Thế nào là rau an toàn?

Rau an toàn là loại rau được trồng và chăm sóc dưới điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt về việc sử dụng đất trồng, giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hoạch để đảm bảo cho sức khỏe con người.

Các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép: Dư lượng thuốc hóa học; số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng; dư lượng đạm nitrat (NO3); dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…). nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.

Các loại rau an toàn thường có mẫu mã đẹp và đảm bảo được việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất rau an toàn được cấp các chứng nhận như:

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices): Đây là chứng nhận đánh giá sản phẩm an toàn của Việt Nam. Hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.

Global GAP (Global Good Agricultural Practice): Đây lầ chứng nhận đánh giá sản phẩm an toàn quốc tế. Có 252 tiêu chí đánh giá, trong đó có bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được cấp chứng nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện. Tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế nhiều điều khoản quy định và tiêu chí đánh giá hơn.

Để đạt được chứng nhận rau an toàn là 1 quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt, mọi người có thể yên tâm khi sử dụng các sản phẩm rau an toàn được cấp các chứng nhận này!!!

Xem thêm về các chứng nhận rau an toàn TẠI ĐÂY.

Thế nào là rau sạch?
Thế nào là rau sạch?

Thế nào là rau sạch (rau hữu cơ)?

Đinh nghĩa: Rau hữu cơ là loại rau được canh tác trong điều kiện tự nhiên, không sử dụng phân bón hóa học, không phun thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng sản phẩm biến đổi gen và không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong quá trình canh tác.

Rau được công nhận hữu cơ phải trải qua quá trình chăm sóc rất khó khăn bởi hiện nay tình hình thời tiết thất thường sâu bệnh hại dễ tấn công. Canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ để cây sinh trưởng phát triển thuần tự nhiên, vì không chứa bất kì 1 hóa chất độc hại, tồn dư lượng phân bón hóa học hay chất kích thích tăng trưởng nào nên rất tốt cho sức khỏe còn người.

Các tiêu chuẩn hữu cơ đều rất khắt khe từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay độ đa dạng hữu cơ

Các tiêu chuẩn chứng nhận rau sạch : PGS, USDA, IFOAM,…

PGS (Participatory Guarantee System): Là chứng nhân hữu cơ được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. PGS Việt Nam dựa trên nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ SỨC KHỎE – SINH THÁI – CÔNG BẰNG – CẨN TRỌNG làm nền tảng cho việc xây dựng các tiêu chuẩn hướng dẫn sản xuất hữu cơ. Với mục đích:

  • Sản xuất thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
  • Tăng cường chu kỳ sinh học trong hệ thống trang trại. 
  • Duy trì và tăng độ màu mỡ của đất.
  • Làm việc trong hệ thống khép kín nhiều nhất có thể.
  • Tránh gây ô nhiễm từ canh tác nông nghiệp.
  • Giảm thiểu sử dụng nguồn nguyên liệu không có khả năng phục hồi.
  • Duy trì và bảo vệ môi trường.

USDA (United States Department of Agriculture ): Là tiêu chuẩn hữu cơ của bộ Nông nghiệp Hoa Kì, cơ quan này còn cấp giấy phép (Chứng nhận USDA) cho các mặt hàng nông nghiệp về tiêu chuẩn hữu cơ. Đây là chứng nghiêm ngặt nhất hiện nay về tiêu chuẩn hữu cơ, chỉ có những sản phẩm nào đạt trên 95% thành phần hữu cơ mới được cấp phép.

IFOAM  (International Federation of Organic Agriculture Movements) : Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế nhằm đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất.

Các sản phẩm đạt được chứng nhận rau an toàn đã khó và rất nghiêm ngặt thì các tiêu chuẩn hữu cơ còn khó hơn rất nhiều nhưng nó đảm bảo được chất lượng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tổng kết

Hiện nay để trồng được một loại cây trồng bất kì thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sâu bệnh hại. Để mẫu mã sản phẩm đẹp, bắt mắt nhiều người sản xuất không quan tâm đến chất lượng mà sử dụng phân bón, chất kích thích tăng trưởng, không đảm bảo thời gian cách ly hóa chất trước thu hoạch. Điều này làm tồn dư hóa chất trong sản phẩm nhất là các loại rau, sản phẩm ăn tươi.

Vì vậy nên mua rau đã biết rõ nguồn gốc, các loại rau đảm bảo được các tiêu chuẩn rau sạch, rau an toàn. Ngoài ra rau màu là cây có thời gian thu hoạch sớm và khá dễ trồng, nếu có thể nên tự trồng tại nhà giúp đảm bảo sức khỏe, trồng và chăm sóc rau tại nhà còn giúp giảm căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi^^^

Xem thêm: Cách trồng rau bằng chai nhựa tại nhà

Xem thêm: Trồng rau thủy canh và các hình thức trồng hiện nay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận