Hiện này bệnh thối rễ trên cây chanh dây ( chanh leo) là một loại bệnh ở cây trồng được coi là cơn ác mộng của bà con nông dân, bệnh thối rễ không chừa bất cứ loại cây nào, không những gây hại ở cây chè, cây bưởi, cây cam,… và gây hại nặng nhất mà không thể không kể đến đó là cây chanh leo.
Cây chanh dây hiện nay có giá trị kinh tế cao nên ngày càng được mở rộng diện tích. Tuy nhiên việc ép năng suất trái và việc người trồng cây bỏ qua những bước quan trọng trong khâu chăm sóc khiến cho nấm bệnh hại chanh dây ngày càng hoành hành.

Vậy làm sao để nhận biết bệnh thối rễ trên cây chanh dây, tác hại của bệnh như thế nào? Làm sao để ngăn ngừa và phòng trị đúng cách? Kính mời quý bà con cùng tìm hiểu bài viết.

Triệu chứng bệnh thối rễ trên cây chanh dây

  • Bệnh thối rễ trên cây chanh dây xuất hiện khiến cho phần lá cây chuyển sang màu xanh nhạt. Khi lá chuyển vàng và rụng khiến cây không quang hợp được, dần dần khiến cho cây héo rũ và chết.
  • Phần thân cây chuyển từ màu xanh sang màu nâu, cây bị khô và nứt.
  • Phần cổ rễ bị thối và lan dần xuống rễ, chuyển sang đậm màu, sau thành màu đen, cản trở việc truyền nước và chất dinh dưỡng.
  • Bệnh thối rễ trên cây chanh dây thường xảy ra trong giai đoạn 1-2 năm đầu sau khi trồng. Ở những vườn trước đây đã từng xảy ra bệnh, thì bệnh sẽ xuất hiện sớm và gây hại nặng.
  • Trên quả xuất hiện những vết bệnh lớn, màu xám.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh thối rễ do các loại nấm trong đất gây ra như: Phytophthora cinnamomi, Phytophthora megasperma, Fusarium.
  • Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, vườn bị ngập úng khiến phần rễ cây chanh dây dễ bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại tồn tại nhiều năm trong đất phát triển tấn công vào vùng rễ gây ra thối rễ.
  • Trong quá trình chăm sóc vườn, việc gây ra các vết thương cơ giới xảy ra ở vùng cổ rễ cũng tạo điều kiện tốt cho nấm tấn công.

Biện pháp phòng ngừa

  • Tạo thông thoáng cho vườn cây bằng cách tỉa những cành,lá bị yếu hoặc không cần thiết đi.
  • Thăm vườn thường xuyên để kiểm tra dấu hiệu bệnh kịp thời xử lý.
  • Chọn cây giống tốt, có sức chống chịu với bệnh
  • Thường xuyên vệ sinh vườn chanh leo sạch cỏ để tiêu diệt các nguồn làm lây lan bệnh
  • Sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học EMINA theo tỷ lệ 1 lít chế phẩm cho 50 lít nước tưới gốc.
  • Kết hợp phun và tưới phòng ngừa các sản phẩm như: Trichoderma ĐHNL, Agri-fos 640,…
  • Chuyển đổi canh tác sang hướng hữu cơ sinh học, để cỏ trong vườn, bón phân hữu cơ cho cây chanh leo.

Cách xử lý bệnh thối rễ trên cây chanh dây

Bệnh thối rễ trên cây chanh dây hoàn toàn có thể xử lý được nếu bà con can thiệp kịp thời

  • Đầu tiên, khi phát hiện bệnh thối rễ trên cây chanh dây, bà con nên cắt bỏ hết nhũng cây bị bệnh và tiêu hủy chúng bằng cách đốt để tránh đi sự lây lan của mầm bệnh.
  • Khi tưới cây, bà con nên điều chỉnh chế độ nước phù hợp, không nên để quá gần với gốc cây vì nếu làm như vậy, bà con đang gián tiếp tạo nơi ở cho bệnh thối gốc ở cây gây hại.
  • Sử lý đất bằng vôi, rải vôi khắp vườn 1 tấn/ha.
  • Sử dụng Agri Fos 640 + Ridomil Gold tưới vào gốc cây, định kỳ 5 ngày/lần ( xử lý tưới thuốc bệnh khoảng 2 – 3 lần ) nhằm giúp cây chanh leo khắc phục hoàn toàn bệnh thối rễ, cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây, tăng năng suất cây trồng một cách tối ưu nhất, tỷ lệ đậu quả cao, giúp bà con không những phòng tránh được bệnh thối gốc trên cây chanh leo mà còn giúp bà con có một vụ mùa bội thu.
  • Sau khi xử lý thuốc bà con tiến hành tưới 1kg Roots 10 pha cho 800 lít nước để phục hồi bộ rễ, kích thích rễ cám ra mạnh.

Cám ơn quý bà con đã và đang theo dõi bài viết về ” Bệnh thối rễ trên cây chanh dây “. Kính chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong vụ mùa.

Bà con tham khảo các bài viết kỹ thuật hay khác TẠI ĐÂY

Xem thêm: Vàng lá thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận