Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng là loại bệnh rất phổ biến trên các loại cây trồng, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên và Miền Nam. Bệnh hại này cần phải kịp thời xử lý vì tốc độ lây lan cho vườn rất nhanh.

Những vùng có lượng mưa cao trên 250 mm/tháng, có thời tiết nóng ẩm dài ngày trong mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Để nhận biết được bệnh hại này chúng ta cần phải tìm hiểu chuyên sâu và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Triệu chứng và tác hại của bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

  • Vết bệnh nấm hồng ban đầu trên cây sầu riêng là những đốm nhỏ màu trắng nhìn như bụi phấn. Sau đó lan rộng thành mảng lớn, bề mặt có nhiều phấn màu hồng nhạt.
  • Bệnh thường xuất hiện ở nơi thân cành nhỏ mọc ngang
  • Làm cho cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dần dần khiến cành khô và chết.
  • Giai đoạn dễ bùng phát là thời điểm cây đang nuôi trái, làm trái non rụng nhiều, giảm năng suất, giảm sức sinh trưởng của cây. Nếu không kịp thời xử lý thì bệnh sẽ lan rộng sang cây khác.
  • Đối với cây đang trong giai đoạn kinh doanh, mức độ ảnh hưởng của bệnh nấm hồng phụ thuộc vào khả năng kháng bệnh của từng cây. Nếu cây bị nặng có thể chết ½ tán cây ở trên.
Bệnh nấm hồng trên cây trồng
Vết đốm hồng – Dấu hiệu đặc trưng của bệnh nấm hồng
Đặc điểm bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Biểu hiện bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng

  • Bệnh do nấm Coricium salmonicolor gây ra.
  • Bệnh thường phát triển vào mùa mưa hoặc có sương mù nhiều, gai đoạn có nhiệt độ từ 28-30 độ C, độ ẩm không khí cao (trên 85%).
  • Mật độ trồng quá dày, vườn rậm rạp, bóng râm nhiều, thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.
  • Ở khu vực Tây Nguyên bệnh thường xuất hiện khoảng tháng 6 đến tháng 7 và phát triển mạnh tháng 8 và tháng 9.

Biện pháp khắc phục bệnh nấm hồng

  • Mật độ cây trồng phụ hợp không quá dày, cắt, tỉa cành, tạo độ thông thoáng cho vườn đặc biệt là vào mùa mưa.
  • Bố trí hệ thống thoát nước hợp lí để giảm độ ẩm trong mùa mưa tránh tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
  • Bón phân cân đối giữa phân Hữu cơ và phân vô cơ. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ kết hợp với Nấm Đối Kháng Trichoderma để tăng sức cây và tiêu diệt mầm bệnh.
  • Bà con nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm kịp thời xử lý.
  • Bà con có thể sử dụng thuốc có chứa các hoạt chất Hexaconazole, Validamycin, Albendazole… hoặc các thuốc chứa ion đồng, ion bạc…
  • Nên phun phòng ngừa trước khi bệnh xuất hiện và lây lan. Thời điểm chú ý để phun là đầu mùa mưa 1-2 lần. Khi bệnh xuất hiện thì phun 2-3 lần cách nhau 7-10 1 lần.

Một số sản phẩm để phun phòng trị bệnh nấm hồng như: Coc 85, Chevin 5SC, Champion 77WP, Anvil 5SC ,…

Bà con có thể tham khảo thêm một số dòng thuốc bảo vệ thực vật khác TẠI ĐÂY
Tham khảo các bài kỹ thuật của cây trồng khác TẠI ĐÂY
Số Hotline: 0901.21.25.26 – 0909.532.129
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nông Nghiệp Vinasa chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với bà con chúng ta. Đã đồng hành cùng công ty nhiều năm vừa qua, an tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm của công ty chúng tôi. Cùng nhau đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế nước nhà, chúng tôi luôn luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà con. Cùng nhau chia sẽ những khó khăn và thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp này.
CHÚC TẤT CẢ BÀ CON TRÊN MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC MÙA TRÚNG GIÁ !

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận