Bọ rùa có lợi hay có hại?

Bọ rùa hay hay còn gọi là Cánh cam là một họ trong bộ cánh cứng (Coleoptera). Lớp sâu bọ (Insecta).

Bọ rùa có lợi hay có hại? Bọ rùa gồm tới trên 6000 loài khác nhau đã được mô tả, phân bố rộng khắp trên toàn thế giới, đặc biệt phong phú ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Các nhà khoa học nhận thấy chúng có cả lợi và hại cho nông nghiệp.

1. Đặc điểm nhận dạng

Có hình thái đặc trưng là hình bán cầu trông giống như một con rùa, đường kính chỉ khoảng 5–6 mm.

Chúng thường có màu sặc sỡ nổi bật là đỏ (vì thế mới gọi là coccineus), cam hoặc vàng với các đốm xẫm màu trên mặt lưng của cánh.

Là nhóm côn trùng đa thực, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Về mặt này, người ta chia chúng thành hai nhóm là bọ rùa ăn thịt và bọ rùa ăn thực vật. Bọ rùa ăn thực vật là nhóm phá hoại cây trồng khá nhiều ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bọ rùa ăn thịt lại là bọ rùa có lợi được coi là “bạn của nhà nông” bởi thức ăn của chúng là các loài sâu bọ kí sinh gồm rệp vừng (Aphidae) và rệp sáp.

Bọ rùa có lợi có quá trình biến thái hoàn toàn, nhưng cả sâu non (giai đoạn ấu trùng) và trưởng thành đều chỉ ăn thịt, do đó một con bọ rùa ở bất kỳ giai đoạn nào nói trên đều cũng tiêu diệt được rệp cây.

Một bọ trưởng thành mỗi ngày có thể ăn được đến hơn 100 con rệp cây. Do đó, người ta đã nuôi các loài bọ rùa thuộc nhóm này trên quy mô lớn để tiêu diệt rệp cây rất hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo thực phẩm sạch trong trồng cam, trồng các loài cải quy mô lớn.

2. Phân biệt bọ rùa có lợi và bọ rùa có hại.

Bọ rùa có lợi hay có hại ?

Bọ rùa có lợi

Ấu trùng của bọ rùa có lợi hình tròn kích cỡ khá lớn.

Bọ rùa có lợi trưởng thành có màu sắc sặc sỡ, thường là màu đỏ, cánh bóng do ăn thịt chủ yếu là rệp.

Có ít chấm trên thân, hoặc có khoang đen.

Bọ rùa có hại

Thường có màu sắc nhạt hơn, cánh nhám do ăn thực vật nhiều.

Có nhiều chấm đen nhỏ trên cánh, thường là 28 chấm.

Bọ cánh cam thường gây hại cho bầu bí, ăn hết lá chỉ chừa lại gân lá. Ngoài ra còn ăn ngọn cà chua dưa leo…

Tập tính: Vào mùa xuân rệp vừng từ trứng nở ra, đây là lúc bọ rùa cũng “thức giấc” sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào.

Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng, dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một bọ rùa đẻ 10-20 trứng một lần, một đời có thể đẻ đến mấy ngàn trứng.

3. Tác dụng của bọ rùa

Người ta sử dụng bọ rùa làm thiên địch để phòng trị côn trùng có hại, nó rất có hiệu quả trong việc diệt rệp cây. Nếu phát hiện rệp vừng trên cây thì nên đi tìm vài con bọ rùa (1 con cũng được, tốt nhất là những con trú đông vừa thức dậy) đem về rồi đặt lên.

Một lúc sau, bọ rùa sẽ ăn sạch sẽ lũ rệp vừng.

Tuy nhiên, có một số loại bọ rùa có số chấm lớn hơn 28 lại có hại với cây cối, chúng ăn lá cây, phá hoại mùa màng.

1. Tiêu diệt rệp và nhện

Bọ cánh cam giúp tiêu diệt bọ rệp và các loài côn trùng khác gây hại cho cây trồng. Bọ rùa trưởng thành sẽ ăn những con cồn trùng này hoặc đẻ trứng trong rệp để ấu trùng ăn chúng khi nở.

2. Hạn chế thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu hóa học không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người khi ăn phải những thực phẩm còn tồn dư hóa chất độc hại.

Bọ cánh cam góp phần hạn chế thuốc trừ sâu khi đóng vai trò là thiên địch của những loại côn trùng gây hại khác trong mô hình canh tác hữu cơ.

Xem thêm: Phòng trừ sâu ăn lá xoài non

Xem thêm: Bọ trĩ và một số thuốc trị bọ trĩ gây hại trên sầu riêng

Bà con xem thêm các bài viết hay khác TẠI ĐÂY

4.2 6 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận