Một trong những biện pháp kĩ thuật quan trọng, giúp tạo nên bộ khung tán và là tiền đề cho năng suất quả sau này là kĩ thuật tỉa cành thanh long.

Thanh long nằm trong 12 loại cây chủ lực của khu vực nam bộ. Đây là một loại cây ăn trái có giá trị dinh dưỡng, dễ trồng, cho thu hoạch tương đối sớm và thời gian thu hoạch kéo dài, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Giới thiệu chung về cây thanh long

Thanh Long (tên tiếng anh là Pitahaya, hay Dragon fruit). Thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Columbia.

Thanh Long được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Tới 1990 Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng thanh long tập trung trên quy mô thương mại. Ngày nay thanh long được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, là cây ăn trái nhiệt đới nổi tiếng của nước ta.

Phân tích thành phần sinh hóa của thanh long cho thấy trong 100g thịt quả chín: Hàm lượng đường tổng số có thể biến động từ 8-12 g, vitamin C (3,8-9.4 mg). Ngoài ra trong thanh long còn chứa chất đường, nhiều muối khoáng K, P2O5, Ca, Mg. Thanh long chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.

Trong rất nhiều kĩ thuật trong canh tác thanh long thì tỉa cành là kĩ thuật quan trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt cho nhưng giai đoạn sau.

Tỉa cành thanh long
Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành tỉa cành thanh long

Vì sao cần tỉa cành, tạo tán cho cây thanh long?

Tỉa cành giúp cây tập trung dinh dưỡng, để cây sinh trưởng tốt hơn, giúp tất cả các cành đều nhận được đầy đủ ảnh sáng. Cành nào cũng có khả năng ra hoa và hạn chế được sâu bệnh.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản

  • Thời điểm: Khi hom đã mọc vượt đầu trụ, hom mẹ đã mọc hom con dài từ 5-7 cm
  • Các bước tiến hành:
  1. Khi hom chưa mọc vượt đầu trụ, tiến hành bẻ đầu trụ. Bẻ bốn cành từ bốn hom lại theo hình chữ thập cố định trên đầu trụ bằng dây.
  2. Khi hom đã mọc vượt đầu trụ và cành mẹ đã mọc cành con dài 5-7cm. Từ một cành mẹ giữ lại 1-3 cành con. Chọn các cành mập, khỏe. Nằm xa nhau, phân bố đều các hướng để tránh lệch tán cây.

Giai đoạn sau thu hoạch

  • Thời điểm: Khi cây không còn ra hoa, tạo quả nữa và đã kết thúc thu hoạch
  • Các bước tiến hành:

Giai đoạn này cây đã tiêu hao một lượng lớn dinh dưỡng từ dây để nuôi trái. Cần tỉa bớt cành để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các dây khỏe, tốt cho vụ mùa sau.

  1. Dùng kéo cắt cành, cắt cụt các dây sát vào dây mẹ. Không nên chừa lại một đoan nào, vì sẽ tiếp tục mọc cành từ vị trí cành còn chừa lại, những cành này mọc lung tung, dễ bị gãy và che khuất ánh sáng các cành ở phía bên trong trụ.
  2. Tiến hành cắt các cành nhỏ, ốm, cành đã bị gãy trong quá trình sinh trưởng hay canh tác.
  3. Cắt cành bị sâu bệnh, khuất trong tán.
  4. Cành đã ra quả nhiều lần.
  5. Cắt tỉa các cành bị teo tóp, mất nước để tập trung dinh dưỡng nuôi các cành khỏe.
  6. Sử dụng kéo cắt cành, không giật mạnh các cành xuống vì dễ làm tổn thương đến các cành khác trên trụ,
  7. Sau khi cắt tỉa cành xong, cành phân bố đều, khoảng cách các dây rũ xuống mặt đất sẽ tương đương nhau.

Sau khi cắt tỉa cành xong, sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Các cành đều nhận được đầy đủ ánh sáng, hạn chế sâu bệnh. Ngoài ra cũng cần cung cấp đủ nước, dinh dưỡng dể cây cho năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế.

Xem thêm: Quản chặt rệp sáp trên cây thanh long

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận