Cây Măng Cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
Cây Măng Cụt là loại cây trái lâu năm thông thường cây từ 8-10 năm tuổi bắt đầu cho trái. Vì thế, để gia tăng hiệu quả kinh tế vườn thì Bà con nông dân thường trồng xen canh cây Măng Cụt với những loại cây trái ngắn ngày khác. Việc kết hợp chăm sóc các loại cây trong vườn giúp vừa gia tăng hiệu quả kinh tế vừa tiết kiệm phân bón và công sức.
Cách trồng cây măng cụt hiệu quả
Nên trồng măng cụt với khoảng cách 6-7m/ cây theo kiểu hình vuông. Mặc dù trồng dày nhưng tán cây không được giáp nhau, do đó phải tỉa cành tạo tán sớm và thường xuyên cho cây sau mỗi vụ thu hoạch.
Hố được đào với kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân N- P- K/ gốc.
Giai đoạn cây nhỏ bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ khoáng để giúp cây sinh trưởng tốt, các sản phẩm tốt cho cây như: Combo Organic 3 Số 10, Bio Roots USA, Roots 10,….
Che bóng
Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu. việc che bóng cho cây con là điều cần thiết ( giảm bớt 50-60% ánh sáng), trong giai đoạn cây con phải dùng mái che, khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu ( có thể dùng lưới che sáng hoặc dùng tre đan có khoản trống để cho ánh sáng di qua khoảng 50%) hay trồng chuối ở 4 hướng cách gốc măng cụt ít nhất 1m đến cuối năm thứ hai (trồng chuối ở 4 hướng và không nên trồng cây chuối sứ vì cây có bộ rễ phát triển mạnh và phân huỷ chậm khi đã bị cắt rời khỏi cây).
Bón phân
Cây Măng Cụt cho trái cách năm rất thường xảy ra, chủ yếu là do việc bón phân cho cây hầu như chưa được quan tâm. Vì thế, chúng tôi giới thiệu quy trình bón phân để Bà con tham khảo như sau:
Giai đoạn cây con: Bón 5-10kg phân chuồng/cây/năm. Phân vô cơ ở giai đoạn chưa cho trái có thể bón phân N:P:K 16-16-8 hoặc N:P:K 20-20-15.
Giai đoạn cây cho trái: Bà con bón làm 3 lần, lần 1 ngay sau khi thu hoạch, lần 2 khi cây ra hoa 30-40 ngày, lần 3 sau khi đậu trái khoảng 2cm. Các loại phân dùng để bón chủ yếu là phân chuồng hoai, phân vô cơ (lân và kali)
Ngoài ra để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái bà có thể phun sản phẩm phân bón lá Nutri Fulvic 20-20-20 10g/8lít nước phun làm 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần và bắt đầu phun vào 2 tuần sau khi đậu trái và cũng có ý kiến của nông dân cho rằng trong giai đoạn trái phát triển cần bón thêm Ca(NO3)2 hoặc bón vôi Dolomite 2Kg/cây sẽ tăng được phẩm chất trái.
Nước tưới
Cây Măng Cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ (tháng 12 dương lịch) là thời kỳ không mưa. Nếu thiếu nước ở:
- Giai đoạn cây con thì cây chậm lớn.
- Giai đoạn cây đang mang trái thì trái nhỏ và giảm phẩm chất trái.
Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.
Tỉa cành tạo tán cho cây Măng Cụt
Tỉa cành tạo tán cho Cây Măng Cụt phải được chú ý thực hiện thường xuyên ngay khi cây còn nhỏ, cần tỉa bỏ các cành mọc dày đặc, cành vượt mọc đứng trong thân, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, chỉ giữ lại các cành mọc ngang, cành khoẻ mạnh để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối. Khi cây đã cho trái, sau khi thu hoạch xong phải tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu nằm trong tán cây.
Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ cành mọc dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau … để tạo cho cây có tán thông thoáng và cân đối sau nầy.
Khi cây Măng Cụt đã cho trái vào mỗi cuối vụ trái cần tỉa bỏ cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, cành vô hiệu bên trong tán cây. Đặc biệt phải tỉa ngắn lại những cành ở mặt ngoài tán nhằm không cho tán cây giao nhau đồng thời kích thích cây ra đọt nhanh và nhiều hơn, công tác tỉa cành phải tiến hành ngay sau đợt bón phân lần 1 và công tác tỉa cành phải thực hiện xong trong một tuần sau khi bón phân. Dụng cụ tỉa ở giai đoạn nầy là loại kéo để cắt cành trên cao.
Ở cây có cành phát triển tốt hoặc cành chạm đất, cần thiết phải dùng dây kéo cành lên trên, nhánh măng cụt dòn dể gẩy nên cần dùng dây ni lông chắc để kéo cành nhằm tránh gẩy nhánh và chạm đất ( một đầu dây cột vào cành và đầu còn lại cột vào thân chính.
Xử lý ra hoa trên cây măng cụt
Trái măng cụt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ngoài trọng lượng lớn hơn 80g, màu sắc phải tươi láng. Muốn vậy cần thiết phải thu hoạch đại bộ phận trái trước mùa mưa để trái không bị chảy nhựa ra ngoài vỏ cũng như vào trong cơm trái, nghĩa là phải làm cho cây măng cụt ra lá non từ tháng 8-9 dương lịch để cây Măng Cụt trổ hoa vào tháng 11-12 dương lịch
Để vườn có trái sớm như mong muốn, sau khi thu hoạch xong cần bón phân, tỉa cành tạo tán sớm cho cây để giúp cây ra lá non sớm hơn (tháng 8-9 dương lịch). Trường hợp cây không ra lá non sau khi bón phân thì có thể phun urea để kích thích cây ra lá non với liều lượng 100-200 g/20 lít.
Khi đọt non đạt 9-10 tuần tuổi tiến hành tạo khô hạn cho cây trong khoản 3-4 tuần. Khi lá non có biểu hiện héo, hoặc đọt non bị móp lại thì tiến hành tưới thật đẫm 1-2 lần để kích thích cây ra hoa. Nếu cây chưa ra hoa thì tiến hành tạo khô hạn và tưới nước trở lại.
Thu hoạch
Khi quả chuyển sang màu hồng tím bạn đã có thể thu hoạch được. Thu hái vào thời điểm buổi sáng sớm và nhẹ nhàng tránh làm dập quả. Đựng quả trong túi nilon kín ở nhiệt độ mát có thể giữ được quả tươi lâu hơn.
Bà con tham khảo thêm các bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY