la-sau-rieng

Trong kỹ thuật trồng sầu riêng, lá là yếu tố sống còn mà nhiều nhà vườn thường lơ là. Khi cây đã đậu trái, phần lớn sự chú ý sẽ dồn hết vào khâu dưỡng trái, giữ bông, chống rụng… mà quên mất rằng lá chính là bộ máy quang hợp, là nơi sản sinh ra năng lượng để nuôi cả vườn trái.

Một bộ lá xanh tốt, khỏe mạnh sẽ quyết định xem cây có giữ được trái không. Trái có lớn đều, đẹp mã không, cơm có ngọt bột không.
Muốn cây nuôi được trái bền, thì phải bắt đầu từ những cơi lá đầu tiên.

1. Dưỡng cơi lá sầu riêng khỏe mạnh từ trước mùa xử lý ra hoa

Lá không chỉ là nơi tạo ra dinh dưỡng, mà còn là “tấm khiên” bảo vệ cây khỏi những điều kiện thời tiết bất lợi. Vì vậy, việc chuẩn bị cơi lá khỏe mạnh trước mùa làm bông là điều tối quan trọng.

Kỹ thuật cần nắm:

  • Trước khi xử lý ra hoa, cây phải có từ 2–3 cơi lá hoàn chỉnh. Lá dày, xanh, không bị sâu bệnh.
  • Không nên làm bông khi cây vừa ra lá non, hoặc khi cơi lá còn yếu.
  • Những cơi lá này giúp cây có đủ lực nuôi mầm hoa, nuôi bông, giữ trái non. Tránh bị rụng sinh lý sớm.

Việc dưỡng lá sầu riêng tốt từ đầu sẽ giúp nhà vườn yên tâm trong suốt cả quá trình nuôi trái.

2. Phun thuốc dưỡng lá đúng cách – đúng thời điểm – đúng liều lượng

dot-sau-rieng

Nhiều bà con có thói quen dùng các loại thuốc “nóng” hoặc tăng liều kích mầm qua lá với mong muốn cây ra hoa mạnh. Tuy nhiên, nếu phun sai cách, hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng: cháy lá, rụng đọt. Thậm chí ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và nuôi trái.

Lưu ý khi chăm sóc lá sầu riêng:

  • Tránh dùng thuốc kích mầm hoặc thuốc tăng trưởng liều cao, gây “sốc” cây
  • Nếu cần phun qua lá, nên chia nhỏ liều lượng. Pha loãng và phun lặp lại theo hướng dẫn kỹ thuật
  • Luôn ưu tiên các dòng thuốc nguội, dịu. Có bổ sung axit amin, humic hoặc vi lượng nhẹ.

Việc dưỡng lá nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp cây giữ được bộ lá bền, không rụng giữa chừng.

3. Bảo vệ đọt, không làm tổn thương phần sinh trưởng của cây

Lá và đọt non là phần dễ tổn thương nhất, nhưng lại là nơi cây sinh trưởng và tạo ra thế hệ lá kế tiếp. Khi đọt bị tổn thương do phun xịt không đúng kỹ thuật, cây sẽ rối loạn sinh lý, khựng rễ, thậm chí ngưng phát triển.

Bà con cần:

  • Hạn chế phun “đốt đọt”, xịt thuốc quá mạnh ở giai đoạn cây đang ra cơi lá
  • Không tác động cơ học như cạo thân, khoan cây… trong thời điểm lá chưa cứng

Nhớ rằng: “Đọt khỏe – lá mạnh – trái lớn”. Mỗi cử phun, mỗi loại thuốc đều phải cân nhắc kỹ.

4. Quản lý sâu bệnh hại lá sầu riêng

la-sau-rieng (1)

Bộ lá sầu riêng rất dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh như rầy xanh, nhện đỏ, nấm hồng, thán thư, đốm nâu… Đây là những tác nhân gây cháy lá, xoăn lá, rụng lá. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả nuôi trái.

Giải pháp phòng trị:

  • Phun phòng sâu bệnh định kỳ 7–10 ngày/lần. Nhất là trong mùa mưa hoặc thời tiết ẩm
  • Kết hợp bổ sung các vi lượng như Canxi – Bo – Silic để giúp cây tăng đề kháng, dày lá
  • Khi thấy lá có dấu hiệu bệnh (cháy đầu lá, lá vàng loang, rụng từng mảng…) cần xử lý ngay bằng thuốc đặc trị nấm và sâu phù hợp.

Không phòng bệnh sớm, đến khi mất bộ lá rồi thì cây cũng mất luôn khả năng giữ trái.

5. Lá sầu riêng khỏe, trái mới to, chất lượng mới cao

Chăm lá kỹ không phải là chuyện phụ, mà là gốc rễ của kỹ thuật nuôi trái sầu riêng thành công. Lá khỏe thì mới có đủ năng lượng để cây nuôi hàng chục trái lớn trên mỗi cành.

Tổng kết lại dành cho bà con nhà vườn: Việc chăm sóc lá cần được bắt đầu sớm và đúng cách. Từ việc dưỡng lá ngay từ gốc, đảm bảo cây có đủ cơi lá trước khi xử lý ra hoa. Trong suốt quá trình chăm sóc, bà con nên phun thuốc nhẹ nhàng, đúng liều – đúng kỹ thuật. Và đặc biệt là phòng sâu bệnh thường xuyên, tránh để khi lá đã hư hại mới bắt đầu xử lý.

Lời nhắn cuối cùng: Lá là điểm khởi đầu, và cũng là yếu tố quyết định thành công của cả mùa vụ. Một vụ mùa thắng lớn không phải do may rủi, mà chính là thành quả của những cơi lá được chăm sóc tỉ mỉ, bài bản từ đầu. Hãy bắt đầu từ lá để kết thúc bằng trái ngọt!

Mời bà con xem thêm các bài viết hướng dẫn cách chăm sóc lá sầu riêng và phòng trừ sâu bệnh TẠI ĐÂY

Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm kỹ thuật cây trồng. Hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
Vinasa luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận