Mía đường Thái Lan đang đối diện với nguy cơ bị Việt Nam xem xét áp dụng tiếp một loại thuế nữa là thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại vì bị các doanh nghiệp Việt Nam khởi kiện.

Mía đường Thái Lan
Ngành mía đường trong nước lại đau đầu vì hình thức lẩn tránh thuế chống bán phá giá mới của đường nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Trung Chánh.

Ngày 25-8-2021, Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và đại diện cho sáu công ty sản xuất đường mía trong nước. Theo cáo buộc tại Hồ sơ yêu cầu, đã có dấu hiệu về hiện tượng các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác, bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.

Trước đó, mía đường nhập khẩu từ Thái Lan đã bị Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức với mức thuế CBPG là 42,99% và mức thuế chống trợ cấp là 4,65%.

Mía đường Thái Lan đã áp dụng biện pháp

Kể từ khi Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, đã có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua một số nước ASEAN. Kim ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) tăng mạnh.

Bộ Công Thương (Cục phòng vệ thương mại và các đơn vị liên quan) đã chủ động phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) theo dõi tình hình nhập khẩu và tích cực tham vấn, hỗ trợ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ngành sản xuất đường mía trong nước trong việc thu thập thông tin, số liệu, xây dựng hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm đường mía nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật phòng vệ thương mại của Việt Nam.

Các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thường có tính chất phức tạp, liên quan tới nhiều nội dung, quy định pháp luật và cam kết quốc tế. Các nước cũng có quy định khác nhau về vấn đề này. Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hoá đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ nhưng vẫn có thể bị coi là lẩn tránh.

Hướng giải quyết

Căn cứ quy định tại Điều 81 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã xác nhận Hồ sơ yêu cầu đầy đủ và hợp lệ.

Bộ sẽ tiến hành thẩm định chi tiết hồ sơ yêu cầu để xem xét khởi xướng điều tra nhằm kịp thời có những biện pháp xử lý, ngăn chặn hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đảm bảo hiệu quả tổng thể của biện pháp cũng như lợi ích của ngành sản xuất đường mía và người nông dân trồng mía.

Trước đó, VSSA đã dẫn số liệu tổng lượng nhập khẩu đường từ 5 quốc gia trên trong 6 tháng năm 2021 lên tới 399.189 tấn, tăng gấp 10 lần so với con số 38,61 tấn của cùng kỳ năm trước, được xem như tín hiệu bất thường. Trong khi đó, toàn bộ số đường xuất khẩu này chỉ phải chịu thuế 5% so với mức thuế lẽ ra phải đóng là 33,88% và 48,88% tùy theo từng loại, điều này gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Đánh giá

Theo nhận định của VSSA, hoạt động xuất khẩu đường tăng đột biến đang cho thấy dấu hiệu của động thái lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, khi cả 5 nước trên đều có nhập khẩu đường từ Thái Lan. Bởi cả 5 quốc gia nêu trên hoàn toàn không có phát triển gì về năng lực cạnh tranh mía đường, lại có thể xuất khẩu đường vào Việt Nam với mức độ tăng đột biến.

Lan Nhi (thesaigontimes)

Nguồn: Tin tức nông nghiệp

Bà con tham khảo thêm một số bài viết mới nhất TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận