Sầu riêng cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, sau khi trải qua giai đoạn mang trái đầy khó khăn và cạn kiệt nguồn dinh dưỡng thì giai đoạn phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch là vô cùng quan trọng để cây trở về trạng thái sung sức như ban đầu. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch vừa hiệu quả nhất, vừa tiết kiệm nhất cho nhà vườn.

Vì sao cần phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch?

Trong thời kỳ sinh trưởng sinh sản, cây sầu riêng cần một lượng dinh dưỡng lớn để ra hoa và nuôi trái. Khi trái chín, cần bắt đầu bước vào giai đoạn suy nhược do phải “lao động” quá sức giai đoạn nuôi trái. Đồng thời, do nhiều nguyên nhân khác quan đến chủ quan, cây sầu riêng sau thu hoạch cần thực hiện phục hồi nhanh chóng để bảm bảo sức cây nuôi trái cho các mùa vụ tiếp theo.

Các nguyên nhân cần thực hiện để phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch là:

  • Kích thích ra hoa bằng hóa chất.
  • Xiết nước.
  • Lạm dụng phân bón hóa học.
  • Để nhiều trái trên cây.
  • Nhiễm mặn mùa khô.

Phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch cần lưu ý đều gì?

Khi phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch cần lưu ý một số việc sau đây:

  • Cần bón nhẹ phân bón cho cây trước khi hái đợt trái cuối cùng để cây dần phục hồi trở lại.
  • Kết hợp tỉa cảnh và phun thuốc khắp khu vườn.
  • Nếu vườn cho các bệnh dễ lây lan qua các mùa vụ như: nấm hồng, đốm rong,… thì cần cách ly và khử trùng dụng cụ làm vườn sau khi kết thúc mùa vụ. Cần dọn sạch lá khô, cành tán là nơi trú ẩn của nấm bệnh.
  • Có thể kết hợp giữa hữu cơ – vô cơ – vi sinh để tăng hiệu quả phục hồi cho cây.
  • Cây trồng là một sinh vật sống, nếu nhà vườn có làm trái vụ vào mùa tiếp theo cần lưu ý khoảng cách thời gian giữa các mùa vụ và sức cây để tránh cây bị suy.

Các bước phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả

Bước 1: Tỉa cành, tạo tán

Giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh.

+ Cắt tỉa chồi dại, những cuống còn lại ở trên thân.

+ Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.

+ Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).

+ Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.

Xem thêm: VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CÀNH BƠI ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG

Bước 2: Vệ sinh vườn

Hạn chế các mầm bệnh tồn dư. Dùng Mataxyl hoặc Aliete rửa vườn để sát khuẩn, rửa sạch các rong rêu, mảng bám trên thân, cành, lá.

Bước 3: Quản lý nước

Nhà vườn cần tưới đủ nước, nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh ngập úng khiến nấm bệnh phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

Bước 4: Quản lý sâu bệnh hại

Sầu riêng được phục hồi sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị các loại bệnh hại tấn công như: sâu ăn bông, sâu ăn lá, rệp sáp, rầy, nhện đỏ, thán thư. Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên sử dụng các sản phẩm trừ sâu – trừ nấm bệnh sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

+ Sản phẩm phòng trị nấm, bệnh: Agri fos 640

+ Các dòng vi sinh phục hồi hệ rễ, ức chế nấm khuẩn gây hại vùng gốc rễ như Phytophthora, Rhizoctonia solani, Fusarium….. nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá thối rễ, xì mủ, nứt thân,..: Trichoderma ĐHNLRoots 10Super humic gold… Bổ sung dinh dưỡng bằng xô Xanh Hoá, xô Bio Roots,… Đồng thời xịt trên lá Tái sinh tạo láSiêu phục hồi để dưỡng cơi lá xanh dày.

Bước 5: Bón phân

Phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch siêu tiết kiệm

Sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi, để cây nhanh chóng phục hồi đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung vi lượng còn bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất.

Lưu ý: khi bón phân cho cây sầu riêng nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân.

Xem thêm: 5 bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả nhất

Mẹo tiết kiệm chi phí phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch

Phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch là một nghệ thuật mà không phải nhà vườn nào cũng có thể thực hành tốt. Để tiết kiệm chi phí khi phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch, nhà vườn có thể tham khảo các chiến lượt sau:

  • Không lạm dụng phân bón quá nhiều. Phân bón giúp cây bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều phân bón (đặt biệt là dòng phân vô cơ) sẽ làm tốn thêm chi phí nhưng trong thời gian ngắn cây không hấp thụ được hết gây lãng phí lớn.
  • Tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng thuốc BVTV. Mặc dù thuốc BVTV chi phí không quá cao như phân bón, nhưng nếu nhà vườn sử dụng thuốc BVTV không đúng có thể gây kháng thuốc hoặc làm cho tình trạng bệnh trong vườn nặng hơn, từ đó gây tốn kém hơn.
  • Tìm nguồn phân bón thay thế như phân bón lá, phân hữu cơ. Hiện nay, phân hữu cơ đã trở thành “ngôi vương” mới trong ngành phân bón với các dòng phân đầy đủ cho các giai đoạn của cây trồng. Nhà vườn có thể thay thế phân vô cơ thành phân hữu cơ hoặc sử dụng ít phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ giúp giảm chi phí đáng kể.

Nên lựa chọn phân bón nào để phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch?

Tập đoàn Công nghệ Nông Nghiệp VINASA đã đơn vị hàng đầu trong cả nước cung cấp các dòng phân cho cây sầu riêng hiệu quả nhất. Bà con có thể tìm mua trên thị trường các dòng phân phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch của công ty trên thị trường như: BIO ROOTS USA, Roots 10, SUPER HUMIC FULVIC, NUGRO 3 số 10.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận