Hiện nay, người dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên sầu riêng rớt giá mạnh, việc vận chuyển tiêu thụ cũng gặp rất nhiều khó khăn, người nông dân đang ngồi “trên lửa”.

Chỉ riêng 2 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk mùa vụ năm nay có tổng sản lượng trên 120.000 tấn sầu riêng.
Chỉ riêng 2 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk mùa vụ năm nay có tổng sản lượng trên 120.000 tấn sầu riêng.

Khó khăn chồng chất khi sầu riêng rớt giá

Những ngày này, người dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ thu hoạch sầu riêng. Tiếp xúc với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên, một hộ dân ở huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) chia sẻ, gia đình chị có 60 cây sầu riêng trồng xen canh trong vườn cà phê. Giống sầu riêng gia đình chị Tiên trồng là Ri6, sầu riêng Thái.

Theo chị Tiên, người nông dân từ lúc trồng cây sầu riêng cho đến khi có sản phẩm đi bán hết sức vất vả, tốn nhiều công sức. Năm nay, gia đình chị Tiên thu hoạch được 5 tấn sầu riêng Ri6, sầu riêng Thái. Mới đây, gia đình chị Tiên bán được sầu riêng Ri6 mới mức giá 25 ngàn đồng/kg, còn Thái là 35 ngàn đồng/kg. Sầu riêng rớt giá nghiêm trọng.

“Giá sầu riêng năm nay thấp hơn mọi năm rất nhiều. Thế nhưng, gia đình tôi không còn sự lựa chọn nào khác, bán được đồng nào hay đồng đó. Bởi sầu riêng khi vào thu hoạch thì chín rụng đại trà, nông dân không có cách nào để bảo quản, sản phẩm sẽ bị thối rữa. Lúc đó, người nông dân thậm chí còn rơi vào cảnh tay trắng”.

Hiện nay, giá sầu riêng đã giảm khoảng 30-40% so với mọi năm.
Hiện nay, giá sầu riêng đã giảm khoảng 30-40% so với mọi năm.

Thực tế hiện nay

Tìm hiểu thực tế cho thấy, nhiều người nông dân đang chạy đôn chạy đáo đi bán sầu riêng. Bởi trái sầu riêng chẳng khác gì “bom nổ chậm” nếu không bán được sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, thiệt hại khi đó còn sẽ rất nặng nề. Thế nhưng, về mặt tiêu thụ, vận chuyển đang gặp nhiều khó khăn.

Những ngày này, trong kho của chị Đinh Thị Phương, chủ vựa thu mua ở huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) đang chất đầy cả trăm tấn. Theo chị Phương, năm nay, do dịch bệnh nên thị trường tiêu thụ lẫn khâu vận chuyển sầu riêng đều gặp khó khăn. Thời điểm này năm trước gia đình chị xuất bán được 60-70 tấn/ngày. Thế nhưng, hiện nay, mỗi ngày gia đình chị Phương chỉ bán được 20-30 tấn là đã mừng lắm rồi.

“Thương lái chúng tôi không dám xuất bán ra thị trường miền Bắc bởi chỉ cần chậm trễ một vài ngày thì “tiền mất, tật mang. Còn thị trường phía Nam cũng đang bị phong tỏa theo Chỉ thị 16, 16+ nên việc tiêu thụ giảm mạnh. Từ đầu vụ đến nay, do không xuất hàng kịp thời nên gia đình tôi đã bị hư hỏng mất 20 tấn sầu riêng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng”- chị Phương ngán ngẩm.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Hồng Thu, thương lái thu mua ở huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) cho biết, năm nay, nhiều tỉnh, thành phố phải giãn cách xã hội nên giá thị trường tiêu thụ đã bị bó hẹp, còn khâu vận chuyển cũng hết sức khó khăn. Hiện nay, không phải xe tải nào cũng được vào luồng xanh.

Do dịch COVID-19 nên việc vận chuyển, tiêu thụ sầu riêng ở các tỉnh Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn.
Do dịch COVID-19 nên việc vận chuyển, tiêu thụ sầu riêng ở các tỉnh Tây Nguyên đang gặp nhiều khó khăn.

Còn nếu xe có chứng nhận luồng xanh thì thương lái rất khó thuê, giá cả cũng tăng cao hơn. Mặc dù là luồng xanh nhưng khi di chuyển cũng trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu kiểm soát COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành phố.

Do đó, thời gian vận chuyển đã kéo dài hơn mọi năm. Điều này khiến cho việc quay vòng, vận chuyển tiêu thụ sầu riêng giảm xuống về mặt số lượng. Nếu tình trạng này vẫn còn kéo dài chắc chắn sẽ có nhiều tấn sầu riêng bị ế hàng và giá sầu riêng sẽ còn giảm mạnh khi nông dân vào thời kỳ chính vụ.

Tập trung tháo gỡ

Do gặp khó trong khâu vận chuyển, thị trường tiêu thụ nên giá sầu riêng đã giảm mạnh so với mọi năm. Tại tỉnh Đắk Nông giá sầu riêng truyền thống được thương lái thu mua dao động từ 7.000 – 10.000 đồng/kg; Ri6 có giá trên 20.000 đồng/kg; Thái, Dona được thu mua với giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg. Mức giá này đều thấp hơn mùa vụ trước từ 30-40%.

Huyện Krông Pắk là “thủ phủ” về cây sầu riêng ở tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay, địa phương đã tháo gỡ khó khăn cho người lao động, thương lái đến thu mua. Theo bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, huyện đã lập một tổ công tác đặc biệt để hỗ trợ các xã, thị trấn trong công tác phòng dịch.

Nhiều tấn sầu riêng nông dân, thương lái không kịp xuất bán, thối rữa phải đem đi đổ bỏ, gây thiệt hại nặng nề. Ảnh: Phan Tuấn

Khi có người lao động, thương lái đến thu mua sầu riêng thì dưới cơ sở sẽ lên cho huyện gọi tổ công tác này đến tận nơi thực hiện test nhanh COVID-19. Thực hiện các biện pháp y tế cần thiết. Ngoài ra, địa phương cũng đã lên phương án bố trí chỗ ở riêng biệt cho người lao động, thương lái đến thu mua.

Việc làm này nhằm hỗ trợ người dân ở nơi khác đến địa phương thu hoạch, thu mua su riêng không phải cách ly 14, làm ảnh hưởng về mặt thời gian nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, huyện cũng đang lên đang lập phương án tiêm phòng COVID-19 cho những trường hợp này.

Mới đây, Sở Công thương Đắk Lắk đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương đề xuất Chính phủ cho địa phương được dùng ngân sách để hỗ trợ doanh nghiệp dự trữ hàng hóa khi dịch COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường quốc tế khi các loại nông sản (bơ, mít, sầu riêng…) của tỉnh chuẩn bị vào mùa thu hoạch…

Thống kê 2 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đang có trên 15.000 ngàn ha sầu riêng các loại, với sản lượng ước tính hơn 127 ngàn tấn. Nắm bắt được khó khăn, hiện nay, các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk đang khẩn trương triển khai thực hiện các phương án hỗ trợ tiêu thụ sầu riêng và các loại nông sản khác cho người nông dân.

Nguồn: Tin tức nông nghiệp

BÀ CON XEM THÊM MỘT SỐ BẢI VIẾT KHÁC TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận