Tôm hùm đất được nhập từ Trung Quốc, Mỹ đang được bán nhiều tại Việt Nam, giá bán lẻ 250.000 – 400.000 đồng một kg, tùy kích cỡ.

tôm hùm đất

Đặc điểm loài sinh vật tạp lai tôm hùm đất

Theo TS Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, tôm hùm đất hay còn gọi tôm hùm đỏ (tên khoa học Cherax quadricarinatus) từng được nuôi thử nghiệm tại tỉnh Phú Thọ năm 2012. Các nhà khoa học xác định đây là loài nguy hại nên đề nghị không nhân giống phát triển.

Loài tôm này di chuyển nhanh dưới đáy ao hồ, sông suối, ưa đào hang. Chúng có khả năng sinh sản nhanh chóng và chống chịu trước biến động môi trường. Đôi càng to khỏe của chúng cắt được thân lúa cứng, ăn tất cả loại búp cây non, tôm; cá nhỏ.

Hiện Trung Quốc vất vả đối phó với nạn tôm hùm đất phát triển dọc sông Trường Giang. Nếu loài phát tán ra đồng ruộng Việt Nam sẽ nguy hại hơn ốc bươu vàng. Chúng làm lây bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng gây thiệt hại nặng nề cho hộ nuôi tôm.

GS Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cho rằng nếu không ngăn chặn kịp thời, tôm hùm đất sẽ trở thành “đại họa” cho nền nông nghiệp và hệ sinh thái. Giáo sư Huỳnh cũng cho biết:

“Chúng ăn tất cả thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa. Những loài tôm, cá đặc trưng của Việt Nam có thể biến mất khi tôm hùm đất xâm lấn”.

Ngăn chặn sự phát triển loài này

Chúng đã được đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, phát triển từ năm 2013. Hoạt động kinh doanh, nuôi, phát tán vi phạm Luật đa dạng sinh học 2018. Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Cục phó Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) cho biết:

“Việc kiểm soát tôm hùm đất gặp khó khăn vì thường được nhập qua đường tiểu ngạch. Khi phát hiện buôn bán hoặc nuôi loài này, người dân cần báo ngay với UBND xã gần nhất để kịp thời ngăn chặn”.

Bộ NN&PTNN có công văn hỏa tốc yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tôm hùm đất. Để bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ đề nghị UBND các tỉnh thành và Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Khi phát hiện có phát tán ra môi trường, cơ quan chức năng phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt tôm hùm đất theo quy định về đa dạng sinh học.

Theo điều 246, Bộ luật Hình sự 2015: người nào nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến một tỷ đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm.

Việt Nam có nhiều loài động, thực vật ngoại lai xâm lấn như:

  • Mai dương.
  • Bìm bôi hoa vàng.
  • Ốc bươu vàng.
  • Cá lau kiếng…

Tham khảo thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận