Xử lý ra hoa sầu riêng đúng cách quyết định trực tiếp đến năng suất mùa vụ đó. Sau một quá trình đầu tư công sức chăm sóc và chi phí cho giai đoạn kiến thiết cơ bản (3-4 năm). Cây sầu riêng bắt đầu có khả năng cho ra hoa và tạo quả. Tác động đúng kĩ thuật giai đoạn ra hoa sầu riêng giúp dễ chăm sóc cho các giai đoạn sau và tăng năng suất sản phẩm. Cùng tìm hiểu cách xử lý ra hoa sầu riêng qua bài viết dưới đây nhé!

xử lý ra hoa sầu riêng
xử lý ra hoa sầu riêng

Mục tiêu xử lý ra hoa sầu riêng

Mục tiêu của việc xử lý ra hoa sầu riêng để giúp cây hình thành được mầm hoa, ra hoa đồng loạt, hoa phát triển mạnh. Lựa chọn giữ lại được một đợt hoa ra tập trung nhất để chăm sóc, nuôi quả. Hoa ra đồng loạt và phát triển mạnh thì mới dễ chăm sóc quả sau này. Để được như vậy, tại thời điểm này bàn con nông dân phải làm các công việc sau:

Điều tiết nước tạo khô hạn để hoa ra đều, tập trung

Vào tháng 12-1 hàng năm là thời kỳ cây sầu riêng phân hóa mầm hoa (ra mắt cua). Vì lúc này điều kiện thời tiết thích hợp có thể tạo khô hạn cho cây.

Nếu đất có hiện tượng khô, cây có biểu hiện héo mà chưa ra mầm hoa thì tưới qua 1 lần nước, tưới nhẹ cho đủ ẩm (lượng nước tưới bằng 1/3 lúc bình thường). Rồi tiếp tục xiết nước tạo khô hạn, chờ cây ra hoa đều, tập trung thì chọn đợt hoa đó. Tỉa bỏ hết số hoa đã ra trước hoặc sau đó, để mục đích trên cùng 1 cây, thời gian thu hoạch quả không kéo dài quá 15 ngày.

Nếu vào 12 giờ trưa quan sát cây vẫn phát triển bình thường. Cây có khả năng dư nước cần phải dọn sạch cỏ rác trong và ngoài tán cây nhằm tạo độ thông thoáng tốt, đất nhanh khô để cây cảm ứng ra hoa.

Cách tưới nước xử lý ra hoa sầu riêng

Thời điểm tưới: Khi mầm hoa ra sáng đều (dài 3-4cm) trên các vị trí để trái, thì tưới nước trở lại. Không nên tưới sớm (khi mầm hoa vừa nhú mắt cua, nhú chân chim) sẽ có các tác hại sau:

  • Các bông ở đầu cành phát triển mạnh (dễ bị gãy cành).
  • Mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông).
  • Kích thích phát triển lá trên mỗi chùm bông, gây hiện tượng bông lá, bông phướn. Dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

Các bước tiến hành

  • Tưới xòe đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước vừa chảy tràn trên mặt đất. Nếu xuất hiện trời mưa trái mùa thì rễ này không thể hút thêm nước nên không xảy ra tình trạng xốc nước gây rụng hoa, quả non.
  • Lần tưới tiếp theo khi thấy lớp đất mặt bắt đầu khô, khoảng 2-5 ngày sau khi tưới, tùy theo loại đất (cát, thịt, sét), không tưới quá nhiều trong 1 lần gây sốc nước.
  • 1 tuần trước khi hoa nở: Giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi), giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu trái tốt (bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước). Tuy nhiên, khi giảm nước cần theo dõi cẩn thận để tránh hiện tượng héo cây, héo hoa ảnh hưởng xấu đến việc đậu trái.
  • Sau khi đậu trái, tưới tăng dần lượng nước đến mức trở lại bình thường, giúp trái phát triển khỏe, chất lượng cao.

Vai trò của phân bón qua lá

Giai đoạn xử lý ra hoa sầu riêng cây rất cần các nguyên tố trung lượng, vi lượng để hình thành hạt phấn, sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Nên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, không nên sử dụng phân bón gốc vì rất dễ ra lá non ở các chùm bông, khi đó dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái.

Xem thêm: Phương pháp tỉa hoa sầu riêng thế đúng cách

Quy trình tạo mầm hoa thuận vụ

Giai đoạn 1: Tạo mầm hoa

Bước 1: Tạo mầm

  • Thời điểm: Khi cơi lá cuối cùng mở hết. Cây đã có từ 2-3 cơi lá.
  • Bón gốc: Supe Lân 3kg/gốc và tưới đủ nước cho phân tan hết.

Bước 2: Xiết nước: 10-15 ngày

Bước 3: Phun tạo mầm

  • Phun qua lá: Lân 86 (500g/200L) hoặc Nova Pekacid 0-60-20 (500g/200L).
  • Cách phun: Ướt dạ cành, thân và mặt dưới lá.

Lưu ý: Kiểm tra dưới dạ cành xem có mắt cua chưa. Có thể phun bổ sung 2-3 lần (cách nhau 3-5 ngày).

xử lý ra hoa sầu riêng

Giai đoạn 2: Kéo bông xử lý ra hoa sầu riêng

Khi mắt cua mới bắt đầu nhú vàng. Phun bổ sung dinh dưỡng: Kích phát tố (500ml/200L) + Multi Vitamin (500ml/200L).

Trường hợp cây đang ra nụ mà cây ra đọt non thì sử dụng NPK 20-20-20 liều lượng gấp đôi bao bì hướng dẫn. Xịt lúc trời mát 7-10 ngày xịt 1 lần, liên tục cho đến khi lá già mới thôi.

Khi mầm hoa xuất hiện mà trời mưa thì phun thuốc phòng bệnh khô mầm hoa như Antracol 70WP, Topsin M 70WP hoặc Agri – Fos 400.

xử lý ra hoa sầu riêng

Giai đoạn 3: Nuôi bông trước xổ nhụy

Bón gốc: NPK 16-16-16 Plus MgO+TE (0.5-1kg/gốc)

Phun qua lá: Bộ 3 Anh Quốc (500ml/400L) + Nutri Pro Amino 4500 (500g/400L). Chu kỳ 7-10 ngày/ lần.

Trước khi xổ nhụy 7-10 ngày: Phun phòng trừ Agri – Fos 640 (1L/400L) + thuốc phòng trừ sâu, rầy (nên sử dụng các thuốc sinh học, có tính mát)

Giai đoạn 4: Xổ nhụy

Không tưới nước, không sử dụng bất kì một loại thuốc bảo vật thực vật, phân bón là nào để tránh ảnh hưởng đên hạt phấn.

Giai đoạn 5: Sau xổ nhụy

Sau xổ nhụy 7-10 ngày: Bộ 3 Anh Quốc (500ml/400L) + Nutri Pro Amino 4500 (500g/400L).

Trong trường hợp hoa xổ nhụy mà cây ra đọt non thì phải phun phân MKP 0-52-34 (4kg/200L) để hạn chế đọt non, lá non phát triển, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.

Trên đây là bà kỹ thuật cách xử lý ra hoa sầu riêng của các kỹ sư nông nghiệp chia sẻ sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm. Cám ơn quý bà con đã dành chút thời gian để tham khảo, kính chúc quý bà con gặp nhiều thành công, được mùa trúng giá.

Bà con tham khảo thêm các bài kỹ thuật hay về sầu riêng TẠI ĐÂY.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận