Nấm Trichoderma là gì? Cách sử dụng nấm Trichoderma như thế nào cho hiệu quả?? Cùng VINASA tìm hiểu qua bài viết dưới dây nhé!
Nấm Trichoderma là gì?
– Đây là tên gọi của chủng nấm có tên đầy đủ là Trichoderma spp, thường sống trong đất tập trung nhiều ở khu vực rễ cây. Chủng nấm này có đến 33 loài, hầu hết đều có lợi cho cây trồng. Một số giúp cố định đạm trong đất, số khác phân giải lân hoặc tấn công tiêu diệt các loài nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Do tính chất đối kháng với nấm bệnh, nên bà con thường nghe tên gọi của Trichoderma mà là “Nấm đối kháng Trichoderma”
– Nấm Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát tất cả các loại nấm gây bệnh khác, giết được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.
Công dụng
Giúp bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ.
Giúp tái tạo, phục hồi lại các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoặc rệp sáp gây ra.
Kìm hãm sự tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh đồng thời nó là một “ký sinh” giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân hủy chúng.
Tiết ra đất những chất kích thích để rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, làm cho rễ cây khỏe hơn và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ, tạo thành một lớp măng – xông bảo vệ vùng rễ cây tránh sự xâm nhập của mầm bệnh của các loại nấm bệnh, làm giảm khả năng nhiễm bệnh.
Lúa được bón phân hữu cơ có trộn chế phẩm sinh học Trichoderma sẽ giúp giảm được 60% NPK phân hóa học, tăng hàm lượng Silic trong thân và hạt giúp cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt hơn, làm tăng năng suất lúa cũng như tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa và cải thiện độ phì nhiêu đất.
Khả năng phân hủy cellulose, phân giải lân chậm tan thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ được nhanh chóng. Nên được Trichoderma thường được dùng để ủ hoai phân chuồng.
Cách sử dụng nấm trichoderma hiệu quả
1. Dùng để ủ hoai phân chuồng và xác bã thực vật
– Nấm Trichoderma kết hợp với ủ phân hữu cơ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây; phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng, chất lượng phân cao hơn.
2. Trộn với phân hữu cơ
-Có thể Trộn Trichoderma và phân hữu cơ bón cho các loại cây ăn trái. Có thể bón từ 1-2 lần/ năm. Giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích và đối kháng với nấm bệnh có hại trong đất, bảo vệ tốt cây trồng.
Lưu ý: Nấm Trichoderma chỉ sinh trưởng mạnh mẽ với nhiệt độ từ 25-30oC, tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng. Nó có thể bị hủy diệt dưới ánh nắng kéo dài trong 2 giờ với nhiệt độ cao và trời mưa nhiều ngày. Quan sát điều kiện thời tiết để tiến hành bón Tichoderma và cũng không nên bón quá nhiều trong 1 năm.
Trichoderma ĐHNL
Thành phần:
- Chất hữu cơ: 15%
- NPK: 3-1-1
- Azotobacter spp: 1×106 CFU/g
- Trichoderma spp: 1×106 CFU/g
Công dụng:
- Bảo vệ rễ, hạn chế nấm bệnh – tuyến trùng, hạn chế sự xâm nhập của VSV có hại vào bộ rễ và cây trồng như: Rhizoctonia, Fusarium, Pythium, Phytopthora…
- Phân hủy rơm rạ, xác bã hữu cơ, cải tạo và nâng cao phẩm chất đất.
- Bổ sung VSV có lợi cho đất, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân phát triển.
- Phục hồi, kích thích sự tăng trưởng bộ rễ cây trồng.
- Kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo hệ đất tơi xốp, chất mùn nhiều hơn.
- Tăng mật độ vi sinh vật có ích, tăng độ phì nhiêu của đất.
- Chuyên dùng ủ phân, xác bã hữu cơ, bã mía.
Hướng dẫn sử dụng:
- Ủ phân (phân chuồng, xác bã thực vật, vỏ cà phê, bã mía…)
– 0,5Kg Trichoderma ĐHNL ủ được 1 – 2 tấn hoặc 1 – 2 khối phân chuồng, xác bã thực vật, vỏ cà phê, bã mía… tùy từng loại và điều kiện ủ phân.
– Trong quá trình ủ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của phân đang ủ.
– Sau 30 – 60 ngày tùy theo các ủ, phân sẽ hoai mục hoàn toàn và có thể sử dụng.
2. Tưới gốc: 0,5Kg pha cho 220 lít nước tưới đều.
3. Bón trực tiếp cho cây trồng:
Cây Trồng | Liều Lượng | Cách Bón |
Cây lương thực: Lúa, bắp, cây lấy củ… | 0,5 Kg/2.000m2 | Xử lý đất trước khi sạ, xuống giống hoặc sau 3 – 7 ngày. |
Rau màu: Ớt, dưa hấu, cà chua, rau các loại… | 0,5 – 1Kg/1.000m2 | Trộn với phân hữu cơ để bón đất trước khi trồng. Bón thúc 1 – 2 lần/vụ |
Cây ăn trái: Sầu riêng, xoài, cây có múi, mãng cầu… | 1Kg/1.000m2 | Trộn với phân hữu cơ bón 1 – 2 lần/năm.Bón trực tiếp vào xung quang gốc cây. |
Ươm cây con | 0,5 Kg/1m2 giá thể ươm cây | Trộn đều với giá thể ươm trước khi vô bầu |
Xem thêm các sản phẩm phân bón, thuốc BVTV chất lượng tại đây