Kinh nghiệm chong đèn thanh long như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng những loại phân bón gì trong thời gian chong đèn.
Phục hồi và tạo tín hiệu phân hóa mầm hoa
Sau một vụ mùa hoặc một vụ chong đèn, thanh long cần thời gian để phục hồi:
- Cho dây có thời gian phục hồi, đảm bảo khỏe mạnh trong thời gian chong đèn.
- Những dây non mới phủ sẽ có đủ thời gian trưởng thành.
- Phân hóa mầm hoa tự nhiên.
Thời gian phục hồi là từ 10 đến 14 ngày, kêt hợp bón 1kg super lân/gốc. Vừa giúp tạo bộ rễ, vừa gửi tín hiệu phân hóa mầm hoa lên cây.
Xử lý bằng kinh nghiệm chong đèn thanh long
Kết hợp tạo mầm hoa bằng quang kỳ và phân bón phan hóa mầm hoa
Thanh long sẽ ra hoa nếu chong đèn đủ giờ, đó là kinh nghiệm xưa nay của bà con. Tuy nhiên, một số bà con kinh nghiệm lâu năm vẫn xử lý thất bại.
Với thời tiết ngày càng khắc nghiệt và độ tuổi thanh long cao thì việc xử lý bằng phân bón là cần thiết.
Đối với thanh long có dây non nhiều: Trước khi chong 3 ngày phun phủ cành 1 lần bằng MKP, mục đích là để cành nhanh già. Cứ cách khoảng 5 – 7 ngày sau phun 2 lần Nova Magphos 0-55-18 +7MgO. Với thành phần không chứa đạm giúp rút ngắn thời gian phân hóa mầm hoa.
Đối với thanh long dây đã già: Không cần phun trước chong đèn. Sau khi chong đèn 3 ngày bắt đầu phun phủ dây lần 1 bằng MKP, cách 5 – 7 ngày sau chuyển sang xử lý bằng Nova Magphos 0-55-18 + 7MgO. Có thể phun thừ 2 – 3 lần trong suốt thời gian chong đèn.
Xử lý sau rút đèn
Hiện tại có 2 loại phân bón thường được dùng để kích hoa mà không gây hại cho cây.
Kali Nitrat – KNO3: Sử dụng 5g cho 1 lít nước, phun phủ đều dây. Đây là loại thường dùng nhất, giá thành thấp, hiệu quả hợp lý.
Kali Clorate – KClO3: Loại này cũng cho tác dụng như Kali Nitrat, thường được sử dụng để kích hoa nhãn, xoài… Tuy nhiên với thành phần chứa Clo nên cũng dễ gây ngộ độc.