Cây Mít Thái được đánh giá là ít bị các loài sâu hại cắn phá, trồng Mít tương đối thảnh thơi khâu phun thuốc trừ sâu. Mặc dù vậy, trên cây Mít thái vẫn có một số côn trùng gây hại khá nghiệm trọng, một trong số loài gây hại rất phổ biến trên Mít Thái chính là Rệp Sáp. Đây là một đối tượng tương đối dễ quản lý, tuy nhiên nếu chủ quan lơ là trong việc phòng trừ thì rệp sáp cũng gây ra những thiệt hại không hề nhỏ.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA RỆP SÁP
Tên khoa học: Planococcus citri (Rissio).
Họ: Pseudococcidae, bộ: Homoptera.
Thành trùng cái có hình thoi, cơ thể dài từ 1 – 2mm, màu vàng hơi nâu và có phủ lớp sáp trên lưng, hai bên hông cơ thể của thành trùng có 18 đôi tua và một đôi tua dài phía sau đuôi, không có cánh, khả năng di chuyển thành trùng cái khá chậm (Hình 1).
Thành trùng đực màu đỏ tươi, có cánh và râu đầu dài, chúng có thể bay đến cây kí chủ mới để giao phối (Hình 2). Thành trùng có thể sống đến 29 ngày (tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và loại cây kí chủ).
Ấu trùng rệp sáp có màu vàng chanh, hình dạng cơ thể giống với thành trùng cái, chiều dài cơ thể khoảng 0,5mm, nhìn rõ 3 đôi chân trước, không có lớp sáp trên lưng và tua xung quanh
Trứng màu vàng nhạt, hình bầu dục, dài khoảng 0,1mm, nằm trong túi trứng màu trắng như bông gòn do rệp cái tạo ra . Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá dọc theo gân chính, gần cuống trái hoặc phần tiếp giáp giữa trái với trái, lá với trái. Một con cái đẻ trung bình một ngày 29 trứng, có thể đẻ từ 300 – 600 trứng trong vòng một vòng đời. Trứng nở sau 6 đến 10 ngày hoặc vài tuần tuỳ theo điều kiện thời tiết ( Theo “Kerns et al. 2001, Meyers 1932”).
ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CỦA RỆP SÁP HẠI MÍT THÁI
Rệp sáp thường ẩn nấp ở những khe hở nên các ổ trứng nhỏ ban đầu khó phát hiện. Chúng gây hại cả giai đoạn ấu trùng và thành trùng, chúng chích hút phần non của cây (lá non, trái non, đọt non), đôi lúc cũng bắt gặp chúng trên trái già tại phần tiếp xúc giữa lá với trái hoặc giữa các trái với nhau.
Trên Mít Thái siêu sớm, rệp sáp chích hút đọt non làm lá non nhăn nheo và biến dạng, trên trái non rệp chích hút làm trái biến dạng, mất gai trái.
Ngoài chích hút, rệp sáp còn tiết ra chất thải thu hút nấm bồ hóng bám lên bề mặt lá và trái làm giảm khả năng quang hợp của lá và mất giá trị thương phẩm của trái.
Ngoài Mít, rệp sáp còn gây hại trên rất nhiều cây trồng khác: Ổi, thanh Long, Cây có múi, Sầu Riêng,…
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Phun nước với áp lực cao cũng có thể giết chết rệp sáp, tuy nhiên biện pháp này không khả quan do hiệu quả kinh tế và kĩ thuật không cao, không phù hợp đối với những vườn có diện tích lớn.
Quần thể rệp sáp trong tự nhiên được cân bằng bởi nấm kí sinh và một số loài côn trùng ăn thịt (thiên địch). Tuy nhiên, tác động của nấm kí sinh và côn trùng còn phụ thuộc rất nhiều vào số lượng cá thể thiên địch hay mật độ quần thể nấm kí sinh cũng như điều kiện để nấm và côn trùng phát triển. Trong điều kiện thực tế, để hạn chế thiệt hại do rệp sáp gây ra, biện pháp hoá học là vô cùng cần thiết.
Một trong những hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được “Viện khoa học nông nghiệp và thực phẩm” trực thuộc đại học Floria (Mỹ) khuyến cáo đó là Thiamethoxam.
Một sản phẩm có hoạt chất Thiamethoxam được rất nhiều bà con nông dân sử dụng và mang lại hiệu quả cao là Thiamax 25WG (liều dùng: 40g/200L).
Thiamax 25WG, là một thuốc trừ côn trùng thế hệ mới, phổ tác dụng rộng, tiếp cận côn trùng bằng cả 3 cách (tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn rất mạnh), quản lý tốt các loài côn trùng nhóm chích hút: rệp sáp, rầy xanh, bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm…
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng luân phiên hoặc phối hợp với Carbosan 25EC (liều dùng: 500ml/200L) phun giai đoạn cây ra đọt non để quản lý tốt rệp sáp, nhện đỏ và sâu đục ngọn Mít.