Bệnh thán thư trên sầu riêng là một bệnh phổ biến hiện nay mà nhà vườn trồng sầu riêng đều đã gặp phải.
Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên sầu riêng
Bệnh do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra
Điều kiện phát bệnh
- Vào mùa mưa, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh thán thư trên sầu riêng phát triển. Vườn cây rậm rạp không thông thoáng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
- Tưới qua nhiều nước, hoặc hệ thống thoát nước kém không ổn định cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thán thư trên cây sầu riêng.
- Bệnh thán thư trên sầu riêng cũng phổ biến trên đất xấu, nghèo nàn chất dinh dưỡng, ít chất hữu cơ và không được che mát.
- Ngoài ra bệnh thán thư trên sầu riêng cũng bắt đầu từ vết thương do côn trùng hút chích, hoặc gió đập mạnh làm lá bị tổn thương.
Biểu hiện của bệnh thán thư trên sầu riêng
Biểu hiện bênh thán thư sầu riêng: Vết bệnh ban đầu ở mép lá, sau đó lan rộng ra lá, đặc trưng là những vòng đồng tâm, trên vết bệnh và có những hạt nhỏ màu đen li ti là các ổ bào tử.
Giữa vết bệnh và phần xanh còn lại của lá có đường ranh giới rõ rệt màu nâu. Bệnh thường phát sinh trên lá già và lá bánh tẻ. Bệnh nặng cháy toàn bộ lá và rụng sớm, cây kém phát triển, nhất là khi cây còn nhỏ. Nấm tồn tại trên lá bệnh ở dạng sợi và bào tử.
Bệnh thán thư trên sầu riêng gây hại quanh năm nhưng thường nặng trong mùa mưa, nhất là những ngày mưa dầm có nhiệt độ khá cao, ẩm độ không khí cao. Vườn trồng dày, thiếu chăm sóc cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Tác hại của bệnh: Thán thư làm hư các lá già và gây rụng bông trái non.
Phòng và điều trị bệnh thán thư trên sầu riêng
Biện pháp canh tác
Đối với vườn mới trồng nên trồng với mật độ hợp lý, khoảng cách 8-10m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển thông thoáng.
+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, thu gom những bộ phận bệnh đem tiêu hủy.
+ Vườn cây cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
+ Bón phân chuồng hoai mục, kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma để hạn chế bệnh phát triển.
+ Đối với vườn ươm sầu riêng, không bố trí vườn ươm hay đặt cây con dưới tán cây lớn, ít nắng và ẩm thấp, không tưới quá nhiều nước nhất là vào chiều tối.
Bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm, trộn đều NPK với Super Humic fulvic (10 kg/ha) bón lót trước khi trồng và bón thúc giúp ra rễ mạnh, cây chắc khỏe.
Biện pháp hóa học trị thán thư trên sầu riêng
Có thể dùng các hoạt chất như gốc đồng, mataxyl + mancozeb, azoxystropin + Difenconazole…
Một số thuốc trị thán thư trên sầu riêng hiệu quả như:
Thuốc trừ nấm bệnh Champion 77WP là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại nấm và vi khuẩn hại cây.
Thành phần: Copper Hydroxide……77% w/w.
Xuất xứ: Công ty ADC Việt Nam
Công dụng:
- Là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại nấm và vi khuẩn hại cây.
- CHAMPION 77WP – có khả năng loang trải rộng và bám dính tốt… dùng để phòng trừ bệnh thán thư xoài và nấm hồng hại cà phê.
- CHAMPION 77WP – ít độc đối với cá và ong.
Hướng dẫn sử dụng:
- Bệnh Thán Thư trên sầu riêng. Liều lượng: 1,2kg/ha. Lượng nước sử dụng: 400 lít/ha
- Phun ướt đều tán lá, cành cây để phòng bệnh hoặc khi bệnh chớm xuất hiện
- Phun lại sau 10-14 ngày nếu áp lực bệnh cao
- Không phun thuốc khi cây đang ra bông, khi trời mưa to hoặc nắng gắt
- Có thể pha trộn ngay trước khi phun với các thuốc bảo vệ thực vật khác và phân bón lá, trừ các loại thuốc gốc nhôm và lân hữu cơ.
Thành phần: 200g/L Azoxystrobin + 125g/L Difenoconazole
Hãng sản xuất: Syngenta
Công dụng: Phòng trị hiệu quả một số loại nấm bệnh tấn công trên rau màu, cây lượng thực, cây công nghiệp như:
- Cháy bìa lá, khô vằn, đạo ôn cổ bông, vàng lá chín sớm trên lúa
- Chết cây con trên đậu phộng (Lạc)
- Rỉ sắt, đốm lá lớn xuất hiện trên bắp (Ngô)
- Phấn trắng tấn công trên hoa hồng
- Khô nứt vỏ, phấn trắng trên cao su
- Thán thư gây hại trên cà phê, sầu riêng, xoài