Hiện nay phân bón hữu cơ được sử dụng ngày càng phổ biến bởi công dụng của nó, an toàn – hiệu quả cao. Ngày càng có nhiều loại phân bón hữu cơ: Phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng. Vậy điểm khác biệt giữa các loại phân bón này là gì? Phân vi sinh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

phan-vi-sinh-la-gi
Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh là loại phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải  xenlulose, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác. Với mật độ mỗi chủng VSV có ích không thấp hơn 1 x 108 CFU/g (ml).

Bản chất phân vi sinh: Là chế phẩm có chứa các loài vi sinh vật có ích.

Thành phần

  • Chất mang vi sinh: Mùn
  • Các chủng vi sinh vật có ích: Có rất nhiều loại chủng vi sinh vật có ích. Bao gồm 1 số chủng vi sinh vật có ích sau:

Vi sinh vật (VSV) cố định Nitơ (N)

Quá trình chuyển hóa Nito (N) phân tử thành N dạng cây có thể hấp thụ được gọi là quá trình cố định đạm

Các vi sinh vật trên cố định N từ không khí và chuyển hóa thành các hợp chất chứa N giúp đất và cây trồng dễ hấp thu. Cung cấp N cho cây cây trồng sử dụng

Các vi sinh vật đó thuộc nhóm các vi khuẩn sau:

  • Vi khuẩn thuộc chi Azospirillum, Azotobacter, Clostridium;
  • Bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena và các địa y (tảo lam và nấm của chi Nostoc);
  • Các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium ở nốt sần rễ cây họ Đậu.
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Qúa trình cố định N của các vi sinh vật trong đất (Xiu Hu et al, 2021).

Vi sinh vật phân giải cellulose

Rơm rạ, cám, bã mía hay trấu… chứa cellulose, đây là nguồn hữu cơ rất dồi dào. Tuy nhiên cellulose khá khó phân hủy. Chỉ khi được thủy phân trong môi trường acid hoặc kiềm mới có thể dùng bón cho cây trồng, nhưng quá trình này khá tốn kém và gây ảnh hưởng tới môi trường.

Do đó, người ta đã chuyển qua sử dụng vi sinh vật để xử lý cellulose mang lại hiệu quả cao hơn mà lại an toàn

Các vi sinh vật đó thuộc các nhóm sau:

  • Các vi khuẩn như Pseudomonas, Clostridium
  • Các nấm như Aspergillus niger, Trichoderma reesei
  • Xạ khuẩn như Streptomyces lividans, Streptomyces drozdowiczii, Streptomyces reticuli

Vi sinh vật phân giải lân

Khi bón lân đơn, cây trồng rất khó hấp thu vì lân là loại phân bón khó tan. Cây trồng không thể hấp thu ngay được. Sử dụng cac Vi sinh vật phân giải lân, giúp chuyển hóa nhiều hợp chất Phospho khó tan thành chất dễ sử dụng.

Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lân, khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh, tạo điều kiện nâng cao năng suất. Một số chủng vi sinh điển hình là Aspergillus niger, B. subtilis, Bacillus megaterium, Pseudomonas sp.,

VSV kích thích, điều hòa sinh trưởng thực vật: chứa các VSV có khả năng sản sinh hoạt chất sinh học có tác dụng điều hòa, kích thích quá trình trao đổi chất của cây.

VSV phân giải silicat: Là các VSV tiết ra hợp chất có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá…để giải phóng ion kali, ion silic vào môi trường.

VSV tăng cường hấp thu photpho, Kaili, sắt, mangan cho thực vật: Gồm các VSV (chủ yếu là nhóm nấm rễ, vi khuẩn, xạ khuẩn…) trong quá trình sinh trưởng, phát triển, thông qua hệ sợi cũng như những thể dự trữ, có khả năng tăng cường hấp thu các ion khoáng của cây.

VSV ức chế VSV gây bệnh: Chứa VSV tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc phức chất siderophore có tác dụng kìm hãm, ức chế nhóm VSV gây bệnh khác cho cây trồng.

Công dụng phân vi sinh là gì

Sau khi bổ sung vào đất thì các vi sinh vật sẽ hoạt động, sản sinh và chuyển hóa ra các dưỡng chất mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K, nguyên tố vi lượng,…

Các vi sinh vật có ích hoạt động mạnh giúp đất luôn tơi xốp, giúp cải tạo đất tạo điều kiện cho rễ cây trồng phát triển giúp tăng năng suất.

Kết hợp với phân bón giúp lá xanh tốt hơn, cây phát triển nhanh hơn. Giảm 30 – 50% chi phí phân đạm hóa học. Giảm tỷ lệ sâu bệnh 25 – 50% so với phân bón truyền thống.

Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng. Cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ. Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe vật nuôi và con người.

Hạn chế của phân vi sinh là gì

Chất lượng của phân bón VSV khó đảm bảo do hàm lượng VSV không ổn định

Các vi sinh vật chỉ hoạt động tốt nhất từ 1-6 tháng (kể từ ngày sản xuất)

Nếu nhiệt độ lớn hơn 30 độ C, các vi sinh vật có thể bị chết. Cần bảo quản phân bón vi sinh ở nơi không quá 30 độ C, nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm chết vi sinh vật.

Phân bón VSV cố định đạm dễ bị bay hơi, dễ hoa tan và bị rửa trôi khi gặp mưa dầm.

Hiệu quả của phân bón VSV còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ ẩm, loại đất trồng,…

Cách sử phân vi sinh hiệu quả

  • Trộn vào hạt giống: Làm ướt hạt, trộn đều với phân vi sinh (theo tỉ lệ 100 kg hạt giống: 1 kg phân vi sinh). Sau 10 – 20 phút trộn phân và hạt giống thì tiến hành gieo trồng
  • Bón trực tiếp vào đất, bón lót hoặc bón thúc cho các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Lưu ý: Không trộn chung phân vi sinh với các loại phân bón khác.

Tìm hiểu thêm về phân hữu cơ vi sinh TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận