Hiện đang là thời điểm mừa mưa bão ở miền Bắc. Đây cũng là giai đoạn quả bưởi phát triển mạnh nhất. Nếu không có biện pháp chống đỡ, cành rất dễ bị gãy và rụng quả. Bưởi có nguy cơ bị ngập úng và mất cân đối dinh dưỡng nếu không được chăm sóc đúng kỹ thuật. Vậy bảo vệ vườn bưởi trong mùa mưa bão như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng Vinasa tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây bưởi trong giai đoạn này nhé.
I. ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG LÝ TƯỞNG CỦA CÂY BƯỞI
Để cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt, cần đảm bảo các điều kiện sau:
1. Khí hậu: Cây bưởi thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ lý tưởng cho cây bưởi phát triển là từ 23-30°C. Cây không chịu được sương muối và nhiệt độ quá thấp dưới 13°C.
2. Ánh sáng: Bưởi cần nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp. Cây nên được trồng ở những nơi có ánh sáng trực tiếp ít nhất 6 giờ mỗi ngày.
3. Đất: Bưởi thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất phù sa, đất cát pha, hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ. Đất cần thoát nước tốt, pH đất từ 5.5 – 6.5 là phù hợp nhất.
4. Nước: Bưởi cần lượng nước vừa đủ, không quá ẩm ướt nhưng cũng không để đất bị khô hạn. Tưới nước đều đặn, đặc biệt trong giai đoạn ra hoa và đậu quả, để cây không bị thiếu nước.
5. Phân bón: Bón phân định kỳ và cân đối, chủ yếu là phân hữu cơ, phân đạm, lân, kali để cây phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình bón phân cần chú ý đến các yếu tố vi lượng như magie, sắt, kẽm.
6. Gió: Bưởi không thích hợp trồng ở những nơi có gió mạnh vì dễ làm tổn thương cây và quả. Nên có các biện pháp che chắn gió hoặc chọn vị trí trồng khuất gió.
Đảm bảo các điều kiện trên sẽ giúp cây bưởi sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng quả cao.
II.“BÍ KIẾP VÀNG” CHĂM SÓC CÂY BƯỞI TRỜI MƯA BÃO
1. Làm cỏ và tỉa cành hợp lý vào mùa mưa
Bưởi ưa thích khu vực đất ẩm ướt, khó sinh trưởng và phát triển nếu nền đất khô khan, thiếu nước. Chính vì thế bà con cần cắt tỉa cành, tạo thông thoáng. Duy trì độ ẩm cho đất bằng cách trồng các loại cây thân bò như rau má, hoặc để cỏ thấp, phủ khu vực gốc cây bưởi.
Đối với kỹ thuật chăm sóc cây bưởi, việc duy trì tầng cỏ thấp khu vực quanh gốc được xem là “trợ thủ đắc lực” giúp bộ rễ cây hô hấp tốt hơn và chống xói mòn đất. Để tránh cỏ “giành” nhiều chất dinh dưỡng của cây bưởi, bà con có thể cắt bớt cỏ và bỏ lại tại chỗ để lớp cỏ bị cắt che phủ, bảo vệ đất. Hoặc sử dụng rơm rạ ủ tấp khu vực quanh gốc bưởi. Phương pháp này giúp cây bưởi duy trì độ ẩm mà không sợ cỏ “giành” chất dinh dưỡng.
2. Củng cố hệ thống thoát nước cho vườn bưởi mùa mưa
Cây bưởi không chống chịu được khi bị ngập úng kéo dài. Do đó bà con cần đào thêm mương cống để thoát nước, đặc biệt là trong các tháng mưa nhiều. Tránh tình trạng ngập úng lâu dài gây thối rễ.
Ngoài ra, việc tách nước bằng hệ thống thoát nước hợp lý là cách giúp giảm độ độc trong đất phèn ảnh hưởng đến cây trồng nói chung và vườn bưởi nói riêng. Quanh vườn bưởi của bà con cũng cần gia cố bờ bao để bảo vệ cây trồng khi có mưa lớn.
Bà con cần lưu ý thêm: quét vôi quanh gốc bưởi để ngăn ngừa sự cư trú và phát triển của sâu, bệnh có hại.
3. Cung cấp dinh dưỡng cho cây bưởi mùa mưa hợp lý và kịp thời
Bằng việc bón phân đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách và đúng loại. Bón phân NPK giúp cây bưởi da xanh phát triển nhanh, trúng lớn.
Sau đậu trái 1 tháng, lúc này trái bưởi lớn chậm do đó cần bón phân theo tỉ lệ N:P:K là 2:2:. Gồm 0,25 kg urea + 0,70 kg lân super + 0,1 kg KCl tương đương 0,7 kg phân N-P-K 16-16-8.
Sau khi đậu trái 2,5 tháng, lúc này trái lớn nhanh nên cần bón phân theo tỉ lệ N:P:K 2:1:2. Gồm 0,33 kg urea + 0,50 kg lân nung chảy + 0,25 kg KCl, tương đương 0,75 kg NPK 20-10-20.
Sau đậu trái 4 tháng lúc này trái lớn nhanh và bắt đầu tích lũy chất khô nên bón tỉ lệ N:P:K là 1,5:1:2. Gồm 0,20 kg urea + 0,30 kg lân nung chảy + 0,25 kg KCl, tương đương 0,6 kg NPK 15-10-20.
Trước khi thu hoạch 1,5-2 tháng bón 0,30 kg K2SO4 hoặc KCl để giúp trái tăng độ ngọt.
III.THU HOẠCH VÀ PHỤC HỒI CÂY BƯỞI SAU THU HOẠCH
1.Thời điểm thu hoạch lý tưởng:
Thời điểm lý tưởng để thu hoạch bưởi phụ thuộc vào giống bưởi và điều kiện thời tiết, nhưng nhìn chung có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
1. Thời gian sau khi ra hoa: Từ lúc bưởi ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài từ 7-8 tháng tùy thuộc vào giống bưởi và điều kiện chăm sóc. Bưởi thường được thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 dương lịch.
2. Màu sắc vỏ quả: Khi vỏ bưởi chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt hoặc vàng đậm (tùy giống), điều này thường là dấu hiệu bưởi đã chín và sẵn sàng để thu hoạch.
3. Độ cứng của quả: Quả bưởi khi chín thường có độ cứng vừa phải, khi ấn nhẹ vào sẽ có cảm giác mềm hơn so với khi còn non.
4. Hương vị: Nếu có thể, bạn nên kiểm tra thử một vài quả trước khi thu hoạch toàn bộ. Khi thử, bưởi có vị ngọt, thơm, múi dễ tách, thì là dấu hiệu đã chín.
5. Thời tiết: Nên thu hoạch bưởi vào những ngày khô ráo, tránh những ngày mưa hoặc ẩm ướt vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của quả và thời gian bảo quản.
Bưởi sau khi thu hoạch nên được xử lý và bảo quản cẩn thận để đảm bảo chất lượng quả trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ.
2.Xử lý sau thu hoạch:
Có thể phun 2,4D nồng độ 10-40ppm để ngăn ngừa sự khô và rụng cuống trái
Phun Thiabendazole 40% pha loãng ở nồng độ 500 lần vào thời điểm 1-2 tuần trước khi thu hoạch, hoặc ngâm trong 3 phút ngay khi mới thu hoạch.
Phun Iminoctodine 25% pha loãng 2.000 lần vào lúc 4 ngày trước khi thu hoạch hoặc ngâm 3 phút ngay khi mới thu hoạch để giảm tỉ lệ trái hư.
Trên đây là kỹ thuật chăm sóc cây bưởi hiệu quả. Hy vọng bà con có thể bỏ túi “bí kíp vàng” để chăm sóc vườn bưởi nhà mình, đặc biệt là vào mùa mưa.
Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
VINASA luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY.
Vinasa kính chúc bà con có một mùa vụ bội thu!.