6 MẸO HAY GIÚP NHO THÂN GỖ RA TRÁI TO, NGỌT ĐẬM

Nho thân gỗ có nhiều loại nhưng thường được trồng nhiều nhất là Nho thân gỗ tứ quý, Nho thân gỗ đỏ 12 vụ và Nho thân gỗ thường. Nho thân gỗ tứ quý và nho 12 vụ thông thường khoảng 3-4 năm là cho trái bói. Trong khi nho thân gỗ thường thì lâu hơn thường khoảng 6-8 năm trở lên.

Để cây ra trái to ngọt đậm bà con cần lưu ý một số kỹ thuật trong canh tác sau:

1. Tuyệt đối không nên cắt ngọn

Nho thân gỗ tuyệt đối không nên cắt ngọn vì sau khi cắt ngọn cây sẽ phát triển chậm, lên ngọn mới rất xấu. Nên để cành ngọn vươn lên, chỉ nên tỉa cành.

2. Ươm cây từ hạt

Cây Nho thân gỗ thường không ra rễ trên cành nên không áp dụng phương pháp chiết, chỉ có thể ươm cây từ hạt.

3. Thường xuyên tỉa cành

6 MẸO HAY GIÚP NHO THÂN GỖ RA TRÁI TO, NGỌT ĐẬM 3

Muốn cây ra trái nhanh thì phải thường xuyên tỉa cành:

+ Đối với giai đoạn kiến thiết: Thường xuyên tỉa cành 1 tháng ít nhất 1 lần, tỉa hết các cành tăm, cành sà xuống sát mặt đất, cành bị bệnh…Nhằm tạo sự thông thoáng và tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Để cây tập trung phát triển ngọn, thân, cành chính.

+ Đối với giai đoạn làm trái: Tỉa cành làm ức chế dinh dưỡng để cây tập trung ra trái. Làm cho ánh nắng tập chung chính diện vào thân, cành mang hoa giúp tăng tỉ lệ đậu trái. Có một cách dân gian thường hay được áp dụng nếu cành không cho trái là dùng dao hoặc kéo cứa mạnh vào thân, cành cây. Thao tác giống như cách chiết cành, khoanh vỏ để tạo vết thương, cây bị đau tức sẽ ra trái.

4. Bon phân cân đối

Loài cây này có nhu cầu phân bón rất thấp. Thời gian 1-2 năm đầu mới trồng thì có thể bón 2 lần / 1 năm phân hữu cơ và NPK có hàm lượng đạm cao. Ở thời điểm cây chuẩn bị cho trái (từ năm 3 trở đi), muốn cây nhanh ra trái thì 1 năm chỉ làm phân hữu cơ 1 lần và phân Lân 2 lần là được, không sử dụng phân có đạm. Phân hữu cơ tốt nhất là phân chùn quế hoặc phân gà xử lý, có thể là phân chuồng ủ hoai…

6 MẸO HAY GIÚP NHO THÂN GỖ RA TRÁI TO, NGỌT ĐẬM 2

5. Bổ sung nước cho cây

Vào mùa nắng cây hay bị cháy đầu lá, cháy nguyên lá hoặc cháy ngọn. Nguyên nhân là thiếu nước vì vậy cần bổ sung nhiều nước cho cây.

6. Phòng trừ bệnh hại

Có một loại bệnh thường thấy khi cây đậu trái đó là bệnh thối quả, teo quả: Trên vỏ quả Nho xuất hiện đốm đen nhỏ. Sau đó lan dần ra xung quanh làm quả bị teo lại như thiếu nước, chuyển sang màu đen, hôi ở bên trong. Bệnh này lây lan nhanh, chủ yếu do Nấm gây ra. Khi cây bị bệnh cần tiêu hủy quả bệnh, phun điều trị bằng thuốc Score, Topsin…

Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
Vinasa luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY.
Vinasa kính chúc bà con có một mùa vụ bội thu!.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận