trai-sau-rieng

Phân bón lá là một trong những giải pháp dinh dưỡng đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp hiện đại. Với ưu điểm hấp thụ nhanh qua bề mặt lá, phân bón lá đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn cây cần bổ sung kịp thời các dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả mà không gây lãng phí, bà con cần hiểu đúng cơ chế hấp thụ qua lá. Cũng như cách kết hợp hợp lý với phân bón gốc.

I.            Lá cây hấp thụ dinh dưỡng như thế nào?

Trong tự nhiên, lá cây vốn là bộ phận thực hiện chức năng quang hợp và trao đổi khí. Tuy nhiên, khi được phun phân đúng kỹ thuật, lá cũng có khả năng hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả.

Dung dịch phân bón lá khi được phun lên bề mặt sẽ thẩm thấu vào bên trong lá. Thông qua hai con đường chính:

  • Khí khổng: Đây là các lỗ nhỏ li ti phân bố trên bề mặt lá, thường mở vào buổi sáng sớm và chiều mát. Khi khí khổng mở, dung dịch có thể xâm nhập nhanh vào mô lá và đi đến các cơ quan khác.
  • Lớp cutin (biểu bì sáp): Đặc biệt hiệu quả trên các lá non. Lá non có lớp sáp bảo vệ chưa phát triển dày đặc. Giúp phân dễ dàng xâm nhập hơn.

Mức độ hiệu quả của phân bón lá phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Nồng độ và pH của dung dịch: Dung dịch quá đặc có thể gây cháy lá. Trong khi pH không phù hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thu.
  • Tuổi lá: Lá non có khả năng hút phân tốt hơn nhiều so với lá già.
  • Dạng khoáng và ion: Chẳng hạn, ion NO₃⁻ có thể xâm nhập vào lá chỉ sau 15 phút. Trong khi NH₄⁺ mất đến 2 giờ. Kali từ KCl hấp thu nhanh hơn KNO₃.

II.         Lợi ích khi phun phân qua lá

vuon-sau-rieng

Việc phun phân bón lá đúng cách mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Nhất là trong các tình huống cần xử lý nhanh. Hoặc cần bổ sung dưỡng chất ở giai đoạn nhạy cảm của cây trồng.

  • Hiệu quả nhanh chóng: Chỉ sau 1–2 ngày phun, cây đã có thể hồi phục và tăng trưởng rõ rệt. Đây là giải pháp lý tưởng khi cây đang bị thiếu vi lượng. Hoặc cần “kích lực” trong giai đoạn ra hoa – nuôi trái.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: So với bón gốc, việc phun lá tiêu tốn ít vật tư, công lao động hơn. Giúp bà con giảm chi phí canh tác.
  • Phát huy tác dụng với vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng: Các yếu tố như Bo, Zn, Mn,… chỉ cần lượng nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng, lại dễ bị rửa trôi hoặc cố định khi bón gốc. Phun lá sẽ giúp cây hấp thụ nhanh và chính xác hơn.
  • Cứu nhanh cây thiếu chất: Khi cây biểu hiện vàng lá, xoăn đọt, nứt trái – các dấu hiệu điển hình của thiếu dinh dưỡng. Lúc này thì phun phân qua lá là giải pháp cấp tốc rất phù hợp.
  • Thích hợp với cây non, rau màu, cây ăn trái giai đoạn sinh sản: Những loại cây này cần tốc độ phản ứng nhanh. Trong khi bộ rễ còn yếu hoặc hoạt động kém.

III.     Lưu ý khi sử dụng phân bón lá

phân bón lá có nhiều ưu điểm. Nhưng nếu áp dụng sai cách, hiệu quả có thể không như mong đợi. Thậm chí gây hại cho cây.

  • Chỉ dùng phân tan hoàn toàn trong nước: Cặn phân không tan có thể làm tắc vòi phun hoặc gây bỏng lá.
  • Dụng cụ phun phải chuẩn: Nên dùng vòi phun sương, hạt mịn để dung dịch bám đều và thẩm thấu tốt qua lá.
  • Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát: Đây là thời điểm khí khổng mở lớn. Sẽ giúp giảm nguy cơ cháy lá và tăng hấp thu.
  • Ưu tiên phun lên lá non: Khi lớp cutin chưa dày, hiệu quả thẩm thấu và hấp thu sẽ cao hơn.

Sai lầm phổ biến cần tránh: Nhiều bà con thấy hiệu quả nhanh nên nghĩ rằng chỉ cần phun lá là đủ. Thực tế, lá chỉ hút được lượng nhỏ dinh dưỡng. Trong khi rễ vẫn là nơi hấp thu chính và cung cấp dưỡng chất lâu dài cho cây.

IV.      Kết hợp phun phân bón lá và bón gốc

phan-bon-la-duong-trai-sau-rieng-non

Để tối ưu chi phí và hiệu quả canh tác, sự kết hợp linh hoạt giữa phun lá và bón gốc chính là chiến lược thông minh.

  • Bón gốc: Cung cấp nền tảng dinh dưỡng dài hạn. Nhất là các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali.
  • Phun lá: Đóng vai trò “cấp cứu” nhanh trong giai đoạn cây thiếu chất, ra hoa, nuôi trái. Hoặc cần phục hồi sau bệnh.

Việc phối hợp nhịp nhàng giữa hai hình thức bón phân sẽ giúp cây trồng khỏe mạnh. Phát triển đồng đều, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt hơn. Đồng thời, bà con còn tiết kiệm đáng kể chi phí đầu vào do giảm thất thoát phân bón và tăng hiệu quả hấp thu.

V.         Kết luận

Phân bón lá là công cụ hữu hiệu giúp nhà nông tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao chất lượng cây trồng khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để khai thác tối đa lợi ích này, bà con cần hiểu rõ cơ chế hấp thụ qua lá. Cần tuân thủ đúng kỹ thuật và biết cách kết hợp với bón gốc hợp lý. Hiểu đúng – Dùng đúng – Phối hợp thông minh, đó là chìa khóa cho một mùa vụ bội thu và phát triển bền vững.

Mời bà con xem thêm các bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY.

Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm kỹ thuật cây trồng hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
Vinasa luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận