Thanh long được xem là cây trồng chủ lực của vùng đất Bình Thuận. Cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân.

Để đáp ứng sự phát triển bền vững và xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc, các thị trường khó tính, tỉnh Bình Thuận quy hoạch đến năm 2025 là 30 nghìn ha với năng suất bình quân 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 840 nghìn tấn. Nâng diện tích cây trồng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP của tỉnh với tỷ lệ trên 50% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025.

vườn thanh long

Tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 29,5 nghìn ha trồng. Trong đó, hai huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc là nơi chiếm phần lớn diện tích. 

Theo sở NN-PTNT Bình Thuận, hiện nay, cây trồng này ở địa phương đạt năng suất cao với khoảng 25 tấn/ha. Bình quân, mỗi năm, nông sản này đạt sản lượng từ 600.000-700.000 tấn. 

Cây thanh long bén rễ trên đất Bình Thuận đã lâu và có nhiều vườn trên 10 năm thu hoạch. Cây được chăm sóc tốt nên hệ thống rễ chắc khỏe, bám chặt vào trụ bê tông tán cây xanh tốt, trái chín mọng.  

trái thanh long

Nông dân chia sẻ:

Bà Lê Phương Chi, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, bà tập trung sản xuất 2 ha theo quy trình VietGAP. Trong năm 2020, bà sẽ mở rộng diện tích và sản xuất theo GlobalGAP.

thanh long bình thuận

Bà Chi chia sẻ: “Những năm trước, trái VietGAP, GlobalGAP cũng chỉ bán cho thương lái với giá ngang bằng trái truyền thống. Thời gian tới, thị trường sẽ thay đổi nên việc sản xuất trái cây chất lượng cao là cần thiết”. Bình Thuận tuyên truyền người dân chuyển hướng sản xuất từ truyền thống qua VietGAP, GlobalGAP. 

Nguồn: thannong.net

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận