Sau đây công ty chúng tôi xin chia sẻ về 8 bệnh thường gặp trên cây sầu riêng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Sầu riêng là loại cây ăn trái lâu năm không ít tránh khỏi các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng. Sầu riêng được trồng nhiều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, đây là loại cây cho giá trị kinh tế cao. Tuy vậy, sầu riêng là loại cây không dễ chăm sóc do sự mẫn cảm cao với môi trường cũng như phải đối mặt với nhiều loại bệnh hại tấn công.

Các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

1. Bệnh thán thư.

Bệnh thán thư trên sầu riêng do tác nhân nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa.

Khi có cây nhiễm bệnh, bào tử nấm sẽ truyền theo gió, rơi xuống đất, lan truyền qua nước tưới để lan sang cây khác.

Bệnh gây hại phổ biến trên lá, lúc đầu tại đuôi lá hoặc mép lá lan dần vào phía trong tạo những đốm bệnh lõm có viền nâu sẫm. Ngoài ra bệnh còn gây khô bông và làm rụng trái non.

2. Bệnh vàng lá thối rễ.

Bệnh Vàng lá Thối rễ cây sầu riêng do nấm Fusarium sp., Phytopthora sp. hay Pythium sp. gây ra. Bệnh có thể gây hại trên vườn sầu riêng mới trồng hoặc vườn sầu riêng đã cho trái nhiều năm.

Bệnh gây thối rễ cám, vỏ rễ tuột, rễ lớn thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ tùy theo mức độ bệnh và loài nấm tấn công. Bệnh nhẹ thì làm cây vàng lá, sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng trái. Bệnh nặng làm thối cả bộ rễ, chết cả cây và lây lan các vườn khác, gây thiệt hại kinh tế rất lớn.

bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

3. Bệnh đốm lá.

Bệnh do nấm Phomopsis gây ra và thường tấn công vào thời kỳ cây non. Khi mắc bệnh, cây thường nổi đốm màu vàng giữa lá, lá cây thường rụng sớm, cây chậm phát triển, lâu dần các đốm màu vàng đó sẽ lan rộng và khiến lá cây bị rụng.

Để phòng bệnh, bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời, nếu cây bị nấm bệnh thì cần tiến hành ngắt bỏ phần bị bệnh để tránh lây lan trên diện rộng.

Bà con cần thường xuyên thăm vườn, theo dõi từng cây. Nếu phát hiện nấm bệnh gây hại, tiến hành ngắt bỏ phần bị bệnh để tránh lây lan diện rộng. Lưu ý bón phân đầy đủ cho cây, không bón quá nhiều phân đạm, bổ sung phân hữu cơ vi sinh để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển và chống lại sâu bệnh.

4. Bệnh cháy lá chết ngọn.

Là một trong những loại bệnh có nguồn gốc do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Loại nấm này xuất hiện chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao, thiếu ánh nắng, từ đó sợ nấm lây lan trực tiếp, hoặc nấm di chuyển nhờ dòng nước tại vườn hoặc do rơm rạ phủ đất nhưng vô tình chứa mầm bệnh.

Các ngọn cây bị thối khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển. Cây bị bệnh sẽ bị khô hết lá, chết ngọn cây, nghiêm trọng hơn thì cây con sẽ bị trụi lá.

Bệnh cháy lá chết ngọn gây hại trên cây trong vườn ươm và cả những cây mới trồng. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa và có khả năng lan truyền rất nhanh.

5. Bệnh nứt thân xì mũ.

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục. Mật độ cây trồng trong vườn quá dày, không thường xuyên tỉa cành tạo tán, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ tấn công cây trồng một cách mạnh mẽ.

Nấm bệnh cũng phát triển mạnh ở những vườn đất xấu, thiếu hữu cơ, bị nén chặt, kém thoáng khí, pH thấp. Vườn trồng chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, cây thiếu các chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện có nấm hại tấn công.

Khi bị bệnh, các cành non và lá sẽ bị héo nhanh và chết dần, quả xuất hiện vết thối và dần lan rộng làm hỏng phần bên trong quả. Phân vỏ cây khi bị bệnh nếu không phát hiện sớm thì bệnh sẽ nhanh lan rộng ra cả cây và dẫn đến tình trạng cây có thể chết.

Bà con có thể sử dụng sản phẩm Agri-fos 640 kết hợp với Ridomil Gold pha nguyên chất quét vào thân

6. Bệnh đốm rong.

Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng do tảo (algae) Caphaleuros gây ra trên những lá cây sầu riêng đã trưởng thành. Trong một số trường hợp, bệnh còn có thể gây hại cả thân và cành cây non.

Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện độ ẩm cao, mật độ cây quá nhiều, vườn trồng rậm rạp, nhiều cỏ. Ngoài ra, khi cây suy yếu, nhất là giai đoạn trước và sau thu hoạch cũng là thời cơ cho loại bệnh này.

Triệu chứng bệnh: bề mặt lá sẽ xuất hiện những đốm trơn màu nâu đỏ, hơi nhô lên trên. Bệnh có thể bắt nguồn từ trong tự nhiên, dễ lây lan do tảo Celphaleuros virescens ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau.

7. Bệnh thối trái ( bệnh nấm trái ).

Nguyên nhân bệnh này do nấm Phytophthora palmivora gây ra, bệnh hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả nhất là vào mùa mưa. Vào những ngày trời lạnh, có ẩm độ cao thể hiện nhiều sợi nấm màu trắng bao phủ vết bệnh như mạng nhện. Bệnh nặng thì thối cả quả và lây lang sang các quả khác.

Khi quả bị bệnh tấn công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhập vào trái thông qua những vết đục.

Bệnh thối trái không chỉ tấn công trên trái mà còn tấn công lên thân cây làm cho cây đổi màu khi nhiễm bệnh nặng. Vết bệnh dần chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ thân nứt ra chảy nhựa vàng, ảnh hưởng mạch dẫn của cây làm lá cây vàng úa rồi rụng dần.

Bệnh thường xuất hiện từ phần đít trái, ban đầu chỉ là một chấm nhỏ sau đó nhanh chóng lan rộng và ăn sâu vào cuống và thịt trái, khiến trái bị hỏng và có mùi hôi thối.

bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

8. Bệnh đốm rong.

Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng do tảo (algae) Caphaleuros gây ra trên những lá cây sầu riêng đã trưởng thành. Trong một số trường hợp, bệnh còn có thể gây hại cả thân và cành cây non.

Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện độ ẩm cao, mật độ cây quá nhiều, vườn trồng rậm rạp, nhiều cỏ. Ngoài ra, khi cây suy yếu, nhất là giai đoạn trước và sau thu hoạch cũng là thời cơ cho loại bệnh này.

Triệu chứng bệnh: bề mặt lá sẽ xuất hiện những đốm trơn màu nâu đỏ, hơi nhô lên trên. Bệnh có thể bắt nguồn từ trong tự nhiên, dễ lây lan do tảo Celphaleuros virescens ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau.

Biện pháp phòng trừ.

  • Không gian quanh vườn thông thoáng, vệ sinh vườn sạch sẽ, không đọng nước hay xuất hiện rơm rạ khô đọng nước.
  • Loại bỏ các cành, cây bị hỏng để không lây bệnh sang các cây khác.
  • Trồng cây với mật độ vừa phải, không tưới quá nhiều nước.
  • Làm đất kỹ càng trước khi trồng cây để tiêu diệt các loại nấm bệnh.
  • Thường xuyên kiểm tra, thăm vườn để phát hiện bệnh sớm và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời.
  • Phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương.

Trên đây là bài viết chia sẻ được các kỹ sư nông nghiệp của công ty tích lũy nhiều năm kinh nghiệm. Cám ơn quý bà con đã dành chút thời gian để tham khảo bài viết.

Bà con tham khảo các bài kỹ thuật hay TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận