Vào mùa hè là thời điểm nắng nóng kéo dài, ánh sáng nhiều khiến cho cây hoa lan chậm phát triển, gây ra các bệnh như thối nhũn, chết rễ, héo thân, thân không mập, bộ rễ và thân cây hoa lan không phát triển. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc cách chăm sóc cây hoa lan vào mùa hè nắng nóng mà cây vẫn mập to khỏe như thế nào?

Chăm sóc cây hoa lan
Chăm sóc cây hoa lan

Cách chăm sóc cây hoa lan vào mùa hè để cây phát triển

– Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, ánh sáng gay gắt nhiều dễ khiến đất trồng bị khô và thoát nước nhanh. Nhà vườn cần chú ý đến những yếu tố sau:

+ Nên tìm hiểu kỹ giá thể trồng cho cây lan đạt đúng yêu cầu cây. Chọn những giá thể giữ độ ẩm cho cây tốt như xơ dừa, rêu tảo, rêu rừng, than đen, hoặc đắp lên trên bề mặt giỏ lan lớp tảo Chile để giữ ẩm cho cây, làm giảm quá trình bốc hơi nước nhanh.

+ Quan sát bộ rễ cây lan: Nếu bộ rễ cây lan bị tóp, nhăn, độ xanh không còn thì nên cắt tỉa bộ rễ để kịp thời xử lý bộ rễ cho cây tránh tình trạng cây bị thối rễ do liên tục tưới nước khi bộ rễ đã bị hỏng. Trước khi tiến hành chăm sóc cây lan bạn nên dùng thuốc kích rễ như Roots 10, kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh rồi mới tiến hành tưới nước cho cây.

– Nhu cầu nước tưới cho cây lan:

+ Nên xử dụng vòi nước phun sương trong giai đoạn mùa hè để lượng nước có thể ngấm đều lên giỏ lan giúp cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây.

+ Không nên dùng vòi nước có hạt nước to để tưới cho cây, làm cho lượng nước không ngấm đều, đã thoát hết nước ra ngoài vườn. Phần phía dưới đáy giá thể chưa hấp thụ được nước, không có nước cung cấp cho bộ rễ cho cây lan.

Chăm sóc cây hoa lan
Chăm sóc cây hoa lan

Cung cấp nguồn dinh dưỡng chăm sóc cây hoa lan

Thời tiết nắng nóng, lượng dinh dưỡng cho cây lan phải đảm bảo đủ và đúng liều lượng cần thiết cho cây lan:

– Thời tiết nắng nhiều nhu cầu đạm và nước cho cây cần nhiều hơn so với lân và kali. Tuy nhiên, để đủ dinh dưỡng chăm sóc cây hoa lan thì phải dẫn dụ được lượng nước và các chất dinh dưỡng như vitamin, phân tổng hợp,… dẫn dụ lên ngọn cho cây lan tốt nhất thì vai trò của kali lại rất cần thiết. Chính vì vậy, trong mùa hè nắng nóng cần cung cấp đủ lượng nước, đạm và kali cần thiết nhất cho cây bằng Nutri fulvic 20-20-20.

– Trước khi cung cấp đạm và kali cho cây lan, bạn cần quan sát bộ rễ cho cây còn khỏe mạnh không, nếu bộ rễ bị hư hỏng như teo rễ, héo rễ,… bạn nên kích rễ cho cây lan trước cho bộ rễ khỏe mạnh lại. Để kích rễ cho cây lan bạn có thể sử dụng chất kích thích ra rễ Roots 10 để phun kích thích cho cây lan ra rễ nhanh và phát triển khỏe mạnh.

Sau khi bộ rễ phát triển khỏe mạnh nên tiến hành sử dụng phân bón đạm và kali cho cây như sau:

+ Bổ sung Kali:

Sử dụng kali tổng hợp Super kali. Trong kali tổng hợp có 3 nguyên tố kali chính:

> Kali Nitrat: giúp giữ bộ rễ của cây không bị mất nước

> Kaili lưu huỳnh: Giúp cho ngọn phát triển và chịu nhiệt được ở gần lưới, giúp ngọn không bị héo, thối khi nhiệt độ cao, khiến cây dễ bị bệnh thối nhũn xâm nhập.

> Kali Silic: Làm cho cây phát triển nhanh, các đốt long dài, cao hơn và mập cây hơn.

+ Bổ sung đạm cho cây:

Để cho thân cây hoa to, khỏe, mập thì bạn cần chú ý đến lượng đạm bón cho cây. Bạn nên sử dụng lượng đạm bón hữu cơ như đạm cá (Amino Acid) hoặc bột hữu cơ rong biển là những loại phân hữu cơ không gây độc hại cho giá thể cũng như môi trường, đặc biệt giúp cây dễ hấp thu được nguồn dinh dưỡng cho cây lan nhanh chóng.

> Tuy nhiên trong 2 loại phân đạm này chỉ chứa thành phần nguyên chất đạm nên khi tưới cho cây lan bạn nên bổ sung vi lượng, để tưới cho cây lan cung cấp dinh dưỡng lên ngọn cho cây.

> Đối với những bạn trồng cây hoa lan, muốn cho bộ rễ phát triển, phân nhánh to mập, bộ lóng ra nhiều khỏe thì nên bổ sung Pro Amino

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận