
Hoa sầu riêng không chỉ đơn thuần là một giai đoạn sinh học của cây mà còn là điểm mốc quyết định toàn bộ năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả mùa vụ. Với người trồng sầu riêng chuyên nghiệp, việc hiểu rõ quy luật ra hoa, thời điểm vàng và kỹ thuật chăm sóc đúng đắn trong giai đoạn này là yếu tố then chốt. Quyết định dẫn đến sự thành công hoặc thất bại.
Đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Việc nắm vững kiến thức về quá trình ra hoa sầu riêng, cách phân biệt hoa đực – hoa cái. Và cách xử lý ra hoa nghịch vụ và giữ hoa không rụng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
I. Sầu riêng ra hoa vào tháng mấy?
Ở Việt Nam, thời điểm sầu riêng ra hoa khác nhau tùy theo vùng khí hậu và mô hình canh tác. Với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, sầu riêng thường ra hoa chính vụ. Rơi vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 âm lịch. Tức là khi mùa khô bắt đầu ổn định, ít mưa và ánh nắng kéo dài trong ngày.
Trong khi đó, nhờ vào tiến bộ kỹ thuật, nhiều nhà vườn hiện nay đã có thể xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ vào tháng 6–8 âm lịch. Nhằm né mùa thu hoạch trùng với chính vụ của Thái Lan và Campuchia. Từ đó đẩy giá trị thương phẩm lên cao hơn.
Tuy nhiên, để xử lý ra hoa nghịch vụ hiệu quả, người trồng cần có nền tảng cây khoẻ mạnh. Ít nhất đã được dưỡng 2–3 cơi đọt tốt. Và phải tính toán chính xác lịch bón phân – siết nước – phun kích thích hoa phù hợp.
II. Quá trình hình thành và phát triển của hoa sầu riêng

Hoa sầu riêng được hình thành từ các chồi dinh dưỡng biến đổi thành chồi hoa sau một thời gian dài phân hóa. Quá trình này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng.
Sau khi cây hoàn thành ít nhất 2 cơi đọt khỏe mạnh, nếu bị cắt nước và ngưng phân đạm đúng kỹ thuật, chồi nách sẽ bắt đầu phân hóa thành hoa. Ban đầu, chúng giống như những hạt đậu nhỏ màu xanh, sau đó dần to lên. Rồi nở thành chùm hoa trắng kem, thường mọc trên thân chính hoặc cành cấp 1, cấp 2.
Thời gian từ khi hoa hình thành đến khi nở kéo dài khoảng 25 – 35 ngày, tùy vào giống và thời tiết. Trong giai đoạn này, nếu điều kiện chăm sóc không tốt (mưa nhiều, ẩm độ cao, thiếu vi lượng Bo và Canxi), hoa rất dễ rụng hoặc không phân hóa tốt.
III. Phân biệt hoa đực và hoa cái sầu riêng
Một điểm đặc biệt của cây sầu riêng là hoa đực và hoa cái xuất hiện trong cùng một cụm. Nhưng thời điểm chín của nhị và nhụy không trùng nhau, gây khó khăn cho quá trình thụ phấn tự nhiên.
Cách nhận biết:
- Hoa đực: có nhị to, dài, sản xuất nhiều phấn hoa, nhưng không có bầu nhụy.
- Hoa cái: có bầu nhụy rõ, thường nằm ở trung tâm cụm hoa, số lượng ít hơn.
Do đặc điểm thụ phấn chéo và thời gian nở hoa chủ yếu vào ban đêm (từ 19h đến 3h sáng). Nên nhiều nhà vườn hiện nay áp dụng thụ phấn bổ sung bằng tay để nâng cao tỷ lệ đậu trái. Nhất là vào những ngày ẩm thấp, ít côn trùng hoạt động.
IV. Kỹ thuật xử lý ra hoa sầu riêng
Trước khi bước vào giai đoạn ra hoa, cần đảm bảo cây đã được dưỡng 2 – 3 cơi đọt hoàn chỉnh, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Sau đó, tiến hành các bước sau:
- Siết nước: Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 10 – 15 ngày. Kết hợp che mưa để tạo “sốc sinh lý” cho cây.
- Ngưng đạm – tăng lân – kali: Ngưng toàn bộ phân đạm ít nhất 20 ngày. Chỉ sử dụng phân lân và kali để thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
- Phun KNO₃ hoặc phân chuyên dụng kích hoa chứa hàm lượng lân cao: Sau khi thấy cây có dấu hiệu “chuyển màu” ở đọt cuối. Tiến hành phun phân hóa mầm hoa 1 – 2 lần cách nhau 7 ngày.
Lưu ý: Không nên xử lý ra hoa khi cây yếu, bộ rễ chưa phục hồi sau mùa trái trước hoặc đang bị nấm bệnh.
V. Chăm sóc sầu riêng trong giai đoạn ra hoa
Việc chăm sóc đúng cách trong giai đoạn hoa hình thành và phát triển. Sẽ giúp tăng tỷ lệ đậu trái, giảm rụng sinh lý và bảo vệ sức khỏe lâu dài của cây.
Một số nguyên tắc chăm sóc khoa học:
- Duy trì độ ẩm đất ổn định: Không quá khô cũng không quá ẩm. Tưới nhỏ giọt hoặc luân phiên sáng – chiều tùy điều kiện thời tiết.
- Bổ sung vi lượng Bo – Canxi: Đây là hai yếu tố quan trọng giúp hình thành mô hoa và hạn chế rụng sinh lý.
- Phun phòng nấm nhẹ nhàng: Tránh sử dụng thuốc tiếp xúc mạnh như Macozeb trong giai đoạn hoa non, vì dễ ảnh hưởng đến hoa. Nên dùng nhóm lưu dẫn như Azoxystrobin, Difenoconazole với liều thấp.
- Hạn chế tác động cơ giới và cắt tỉa: Không được tỉa cành. Phun phân đạm hay xới đất trong giai đoạn hoa ra, vì có thể gây stress cho cây.
VI. Nguyên nhân rụng hoa sầu riêng và cách khắc phục

Rụng hoa là hiện tượng phổ biến trong canh tác sầu riêng. Nhất là ở những cây ra hoa vào thời điểm mưa trái mùa hoặc không được chăm sóc đúng cách.
a.Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Rụng sinh lý tự nhiên: Cây không đủ khả năng nuôi quá nhiều hoa nên tự động loại bỏ.
- Thiếu dinh dưỡng: Thiếu Bo, Ca, Mg. Dễ làm hoa teo nhỏ và rụng sớm.
- Cây chưa đủ tuổi hoặc chưa phục hồi sau thu hoạch trước: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến sầu riêng ra hoa nhưng rụng toàn bộ.
- Thời tiết bất lợi: Mưa liên tục, sương muối hoặc nắng gắt đột ngột.
b.Giải pháp:
- Tăng cường dinh dưỡng vi lượng ngay từ đầu.
- Dưỡng cơi đọt kỹ trước khi xử lý ra hoa.
- Bổ sung amino acid và chất điều hòa sinh trưởng nhẹ (GA3 liều thấp). Để tăng sức bền mô hoa.
- Giữ ẩm đất ổn định, không để khô rồi tưới ồ ạt.
Từ thời điểm phân hóa đến khi hoa nở, kết trái, từng quyết định của nhà vườn đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mùa vụ. Việc hiểu rõ về hoa sầu riêng, thời điểm xử lý, phân biệt hoa đực – cái. Và kết hợp chăm sóc khoa học không chỉ giúp tăng tỷ lệ đậu trái. Mà còn đảm bảo chất lượng trái đồng đều, đẹp mã, năng suất cao.
Đầu tư cho giai đoạn ra hoa chính là đặt nền móng vững chắc cho cả chu kỳ sinh trưởng. Với kinh nghiệm, kiến thức và sự tận tâm, người trồng có thể làm chủ mùa vụ. Từ đó tối ưu hóa lợi nhuận và đưa sầu riêng Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế.
Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
Vinasa luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY.