Hiện tại, nông dân ĐBSCL đang giai đoạn xuống giống vụ thu đông 2021, đặc biệt là khu vực tỉnh An Giang. Theo thực tế hiện nay, do thời tiết có mưa thường xuyên nên sẽ gây khó khăn trong quản lý ốc bươu vàng hại lúa.

Trong thời gian đầu mùa vụ hiện nay, theo thói quen, bà con nông dân thường xử lý ốc bươu vàng không chỉ bằng các dòng sản phẩm thuốc trị ốc mà thường kết hợp với thuốc trừ sâu.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong giai đoạn này sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái, làm huỷ diệt mối quan hệ bền vững giữa cây trồng – sâu hại – thiên địch, tác động rất lớn tới môi trường và các loài sinh vật có lợi khác như cá, muỗi nước…, ảnh hưởng đến việc xử lý dịch hại trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa sau này. 

Khuyến cáo xử lý

Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng, thực hiện giải pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là xử lý dịch hại bằng những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, giúp cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt.

Như vậy, trong suốt mùa vụ, bà con nên sử dụng những biện pháp không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà còn có thể điều hoà các mối cân bằng trong hệ sinh thái. 

Theo đánh giá, trong 40 ngày đầu vụ, nếu sâu hại chưa ảnh hưởng hiệu quả kinh tế thì việc xử lý thuốc BVTV sẽ gây hại đến nguồn lợi thủy sản, thiên địch và khả năng bộc phát sâu hại về sau sẽ nặng hơn, tốn nhiều chi phí hơn. Vì vậy, Tập đoàn Lộc Trời khuyến cáo bà con nông dân không nên sử dụng kết hợp thuốc diệt ốc và thuốc trừ sâu để xử lý ốc bươu vàng.  

Nguồn: Báo Nông nghiệp

CÂP NHẬT TIN TỨC NÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT MỖI NGÀY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận