Cây Sapoche còn có nhiều tên gọi khác nhau như hồng xiêm, lồng mứt,… có nguồn gốc ở miền Nam Mexico, Trung Mỹ và Caribe. Được xuất hiện và trồng ở Việt Nam từ rất lâu. Với đặc tính dễ thích nghi nên Sapoche có thể dễ dàng trồng được ở cả 3 miền, và được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất tốt cho người già, trẻ em và người đau dạ dày.

Đặc điểm của cây Sapoche

  • Thuộc cây thân gỗ, kích thước tầm trung, cây lâu năm.
  • Lá của cây có màu xanh lục, bóng và khả năng chống gió tốt.
  • Hoa trắng, quả có màu nâu nhạt, thịt bên trong có màu nâu ánh đỏ, vị ngọt thanh, hạt của quả màu đen.

Thời vụ của cây Sapoche:

  • Miền bắc: Mùa xuân, vào khoảng tháng 2 – tháng 3
  • Miền nam: Mùa mưa, vào khoảng tháng 4 – tháng 5

Chọn cây giống

Với Cây Giống SaPoChe ( Hồng Xiêm), Bạn có thể mua tại các cửa hàng bán hạt giống, cây con. Bà con thường là trồng bằng cây con hoặc cây ghép sẽ nhanh cho  trái và hiệu quả kinh tế cao hơn là trồng từ hạt. Bà con lưu ý, khi lựa chọn cây giống, bà con nên lựa chọn cây khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng cây Sapoche

  • Cây sapoche có thể sống và phát triển được ở nhiều loại đất chỉ cần đất tơi xốp xử lý phèn tốt là có thể trồng được (tuy nhiên cây phát triển tốt nhất là ở những vùng có phù sa).
  •  Khi trồng cây thì cần lựa thời điểm phù hợp mát và đất đủ độ ẩm.
  • Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (lưu ý không nên làm vỡ túi bầu).
  • Đặt cây giống đã chuẩn bị vào giữ hố, phải lấp đất đến cổ rễ và ném chặt.
  • Sau khi trồng xong, phải tưới đủ nước để cây không bị mất nước và rễ sẽ tiếp xúc với đất tốt hơn.

Kỹ thuật chăm sóc cây Sapoche

Chăm sóc định kỳ

  • Tưới nước: Nên chú trọng việc cung cấp đủ nước cho cây vào mùa khô và giai đoạn ra hoa, tạo quả để không ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa. Hạn chế tưới nước vào mùa mưa và nên đào thêm mương thoát nước khi cần thiết.
  • Dọn sạch cỏ dại: Hạn chế nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh gây hại, ngoài ra sẽ không tranh giành chất dinh dưỡng với cây.
  • Xới đất: Nên xới 2-3 lần/năm kết hợp với bón phân, sau những trận mưa to nên xới phá váng và xới toàn diện vườn định kỳ 1 lần/năm.

Kỹ thuật cắt, tỉa và tạo hình cho cây Sapoche

  • Vào giai đoạn cây phát triển chiều cao đến 60 – 80cm, nên bấm ngọn cho phát triển cành bên tốt hơn
  • Trong quá trình chăm sóc cây, cắt tỉa những cành mọc trong thân, cành tăm và những cành bị sâu bệnh tấn công nghiêm trọng,….
  • Sau những đợt thu hoạch, cắt bỏ những cành không còn khả năng cho quả, cành ốm yếu, bị sâu bệnh,… để tập trung chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn vào mùa quả sau.

Kỹ thuật bón phân

  • Hằng năm: bổ sung cho cây khoảng  0,6 – 1kg phân Urê + 1kg phân lân + 0,6 – 1kg phân kali/ gốc cây (nên chia làm 2 lần bón đầu và cuối mùa mưa).
  • Giai đoạn cây mang quả: bón thêm phân chuồng hoai mục khoảng 20-50kg/guốc (nên bón khi đất ẩm ẩm, xới nhẹ lớp đất và bón theo hình chiếu của tán cây).
  • Ngoài ra bà con cần phải kết hợp sử dụng các loại phân bón hữu cơ khoáng để giúp bộ rễ phát triển mạnh 1L Combo Organic 3 Số 10 + 1kg Xanh Hóa pha cho 1000 lít nước tưới gốc để kích rễ.

Các loại sâu bệnh hại thường gặp

Cây Sapoche thuộc loại cây có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt nhưng khi trồng với số lượng nhiều khả năng cây bị bệnh cũng cao hơn. Một số bệnh hại thường gặp ở Sapoche:

  • Rệp sáp hại hồng xiêm: Như một lớp bông trắng bám dính vào phía gốc cuống lá, cuống hoa ở các ngọn cành. Sâu trưởng thành, sâu nọn đều chích hút dịch của mầm, chồi hoa làm cho bộ phận bị hại khô héo từ đám, cành lá phát triển chậm, gây rụng hoa. Rệp thường hại từ tháng 4 – 5 trở đi, khi rệp hoạt động gây hại còn quyến rũ cả kiến tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển ảnh hưởng đến quanh hợp của cây
  • Bệnh đốm lá: Sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình diệp lục của lá, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây.
  • Ruồi đục quả: Ruồi cái sẽ dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng vỏ và đẻ trứng vào bên trong, dòi nở ra sẽ ăn phần mềm của trái và thải phân là trái bị thối và rụng.

Trên đây là bài viết hữu ích về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sapoche giúp bà con đạt năng suất cáo nhất

Hổ trợ kỹ thuật: 0901.21.25.26 – 0909.532.129
Bà con tham khảo thêm một số bài viết kỹ thuật hay nhất TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận