Áp dụng 5 bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch cây sẽ phục hồi một cách nhanh chóng và cho năng suất cao ở vụ tới. Để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả, nhà vườn cần lưu ý tập trung bổ sung dinh dưỡng cho cây và kết hợp với tạo cành, tỉa tán, phòng trừ bệnh hại cho cây.

Những nguyên nhân khiến sầu riêng dễ bị suy kiệt sau khi thu hoạch

– Xử lý ra hoa nghịch vụ.

– Xiết nước giai đoạn xử lý ra hoa.

– Lạm dụng hóa chất.

– Nuôi lượng hoa, trái quá nhiều.

– Do ảnh hưởng của hạn mặn.

5 bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả nhất

Bước 1: Tỉa cành, tạo tán

Giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, dinh dưỡng được tập trung. Đặc biệt đối với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa càng quan trọng hơn, hạn chế xì mủ thân cây phát sinh.

+ Cắt tỉa chồi dại, những cuống còn lại ở trên thân.

+ Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.

+ Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).

+ Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.

Bà con cần chú ý việc cắt tỉa cành phục hồi sầu riêng sau thu hoạch.

Bước 2: Vệ sinh vườn phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Hạn chế các mầm bệnh tồn dư. Dùng Mataxyl hoặc Aliete rửa vườn để sát khuẩn, rửa sạch các rong rêu, mảng bám trên thân, cành, lá.

Bước 3: Quản lý nước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Nhà vườn cần tưới đủ nước, nhưng vẫn phải đảm bảo vườn đủ thông thoáng để thoát nước tốt, tránh ngập úng khiến nấm bệnh phát triển. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Bước 4: Quản lý sâu bệnh hại

Phục hồi sầu riêng sau thu hoạch bà con cần chú ý thời điểm cây ra chồi, đọt non. Đây là thời điểm sầu riêng dễ bị các loại bệnh hại tấn công như: sâu ăn bông, sâu ăn lá, rệp sáp, rầy, nhện đỏ, thán thư. Để nâng cao chất lượng, giá trị của sầu riêng bà con nên sử dụng các sản phẩm trừ sâu – trừ nấm bệnh sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.

+ Sản phẩm phòng trị nấm, bệnh: Agri fos 640

+ Các dòng vi sinh phục hồi hệ rễ, ức chế nấm khuẩn gây hại vùng gốc rễ như Phytophthora, Rhizoctonia solani, Fusarium….. nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá thối rễ, xì mủ, nứt thân,..: Trichoderma ĐHNL, Roots 10, Super humic gold… Bổ sung dinh dưỡng bằng xô Xanh Hoá, xô Bio Roots,… Đồng thời xịt trên lá Tái sinh tạo lá, Siêu phục hồi để dưỡng cơi lá xanh dày.

Bước 5: Bón phân

Phụ hồi sầu riêng sau thu hoạch sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi, để cây nhanh chóng phục hồi đảm bảo năng suất cho vụ mùa tiếp theo bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa, trung vi lượng còn bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất.

Lưu ý: khi bón phân cho cây sầu riêng nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân.

Bà con tham khảo và áp dụng cho vườn nhà mình nhé ạ!

Bà con có thể mua sản phẩm bằng cách gọi vào số hotline hoặc để lại số điện thoại để nhân viên tư vấn cụ thể hơn ạ!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận