1. Đặc điểm của sâu đục thân mít thái

Sâu đục thân mít thái chính là ấu trùng của bọ xén tóc. Chúng thường đẻ trứng vào mùa mưa ( tức tháng 4 – 11) ở vị trí nách lá (đục cành, đục ngọn) tạo thành các vết sẹo mục, vết nứt trên thân, các góc tẻ cành (đục thân) hoặc các vết sẹo, vết nứt ở gốc cây (đục gốc, đục rễ). Thời gian hoạt động chính của bọ trưởng thành lúc trời mát, đặc biệt là chiều tối từ 18 – 21 giờ. Bọ trưởng thành sinh đẻ trong mùa sau đó chết đi, nhưng ấu trùng sẽ gây hại từ lúc mới nở đến khi hóa nhộng trong thời gian rất dài, có loài phải lên đến 24 tháng mới hóa nhộng cho nên vô cùng nguy hiểm cho nông nghiệp.

Sau khi nở, sâu đục thân mít thái nhỏ (ấu trùng) bắt đầu đục xuyên qua lớp vỏ và tấn công vào phần gỗ bên trong, thường theo hướng từ trên xuống gốc, sự tấn công của sâu làm gián đoạn mạnh các mạch dẫn của cây, ngăn cản quá trình trao đổi chất theo 2 chiều trong thời gian dài và liên tục sẽ làm cây chết ở phần trên của vị trí bị ấu trùng tấn công. Vì vậy, xét về tính nguy hiểm thì sâu đục gốc và đục rễ sẽ dễ dẫn đến nguy cơ chết cây gây thiệt hại nghiêm trọng cho các vườn cây lâu năm.

2. Phòng ngừa sâu đục thân mít thái – ấu trùng xén tóc (Cerambycidae)

– Thường xuyên thăm vườn vào mùa mưa để phát hiện kịp thời, thường xuyên theo dõi vườn cây vào đầu giờ sáng và chiều tối, bọ trưởng thành sẽ đậu trên cây để đẻ trứng, tìm bắt và diệt bọ mẹ để hạn chế sinh sản.

Sâu đục thân mít thái
Sâu đục thân mít

– Thường xuyên dọn cỏ xung quanh gốc để thuận tiện kiểm tra chăm sóc cây.

– Áp dụng bón phân một cách cân đối, tránh thừa quá nhiều đạm cây sẽ dễ thu hút sâu hại.

– Dùng bẫy đèn để bắt bọ trưởng thành (18 – 21 giờ). Nếu có điều kiện và đảm bảo an toàn thì nên trang bị bẫy điện chuyên dùng để diệt côn trùng để tăng hiệu quả diệt bọ.

Sâu đục thân mít thái
Ấu trùng xén tóc

– Sử dụng cành khô bó từng bó nhỏ đặt rải rác trong vườn để dẫn dụ bọ trưởng thành đến đẻ trứng.

– Nuôi kiến vàng.

– Thu gôm cành khô, cành gãy tập trng tiêu hủy, tránh để tồn động trong vườn sẽ sinh mùi thu hút bọ trưởng thành.

3. Điều trị bằng thuốc BVT

– Sử dụng các thuốc BVTV chứa các hoạt chất: Cartap, Carbosulfan, Fipronil, Clorantroniliprole + Thiametoxam. Pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất, phun ướt thân cây từ độ cao 1,5m xuống gốc. Phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày để gây độc cho bọ trưởng thành khi đậu vào và diệt ấu trùng mới nở chưa kịp tấn công vào cây. Đối với sâu đục ngọn thì chỉ phun thuốc ở phần tán lá.

– Đối với sâu đục ngọn, đục cành: Cắt bỏ cành bị ấu trùng tấn công, chẻ ra bắt ấu trùng hoặc thiêu hủy để diệt ấu trùng. Lưu ý, các cành mới cắt còn nhiều nước khó cháy nên khi thiêu hủy phải đảm bảo đủ lửa để làm nóng bên trong để tiêu diệt ấu trùng.

– Trường hợp phát hiện trên thân cây có lỗ sâu đục, đùn mạc gỗ và phân sâu, chảy nhựa thì dùng kim tiêm bơm thuốc trực tiếp vào lỗ sâu đục. Sử dụng các loại thuốc phun đã nêu trên dạng đậm đặc.

– Trường hợp cây bị sâu gây hại quá nặng nên chặt bỏ cây đem tiêu hủy, đào cả rễ, đốt hoặc chẻ thân cành và rễ để loại bỏ hết ấu trùng đang còn sống để tránh ấu trùng tiếp tục phát triển thành bọ.

– Bắt và giết bọ trưởng thành để hạn chế số lượng trứng.

Xem thêm: BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN CÂY THANH LONG

Xem thêm: 5 bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả nhất

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận