Rệp sáp gây hại không chỉ là mối nguy hiểm lớn cho cây cà phê, cây tiêu và với cây ăn trái như sầu riêng loại rệp sáp này cũng là mối đe dọa lớn. Rệp sáp là nguyên nhân khiến cho sầu riêng bị sượng trái, chất bài tiết của chúng cũng là nguyên nhân cho sự có mặt của một số vi sinh vật gây hại khác như bồ hóng, nấm.
Vậy làm thế nào để bảo vệ trái sầu riêng trước sự tấn công của những con rệp sáp gây hại này để trái cho phẩm chất cao bán ra giá thành cao. Trước hết điều cần thiết là bà con cần tìm hiểu về đặc tính gây hại của chúng và từ đó có biện pháp phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng thích hợp.
Đặc điểm hình thái
Rệp sáp gây hại trên cây Sầu Riêng có nhiều loại. Tuy nhiên, loại gây hại phổ biến trên cây Sầu Riêng là loài Planococcus Sp.
Rệp Sáp có hình bầu dục. Khi trưởng thành có chiều dài từ 2,5mm tới 4mm. Trên thân phủ nhiều sáp trắng sữa khó thấm nước.
Quanh thân có nhiều sợi tua màu trắng. Rệp cái lớn hơn rệp đực và không có cánh. Đẻ trứng thành từng chùm từ 100-200 trứng. Một con cái có thể đẻ 700-800 trứng.
Trứng nở sau khoảng 1 tuần rệp non có màu vàng nhạt, thân chưa phủ sáp trắng như rệp trưởng thành. Chúng sống tập trung thành từng đàn lớn nhỏ. Di chuyển từ cây này qua cây khác nhờ cộng sinh với kiến.
Rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng
- Các loại rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng có rất nhiều loại khác nhau nhưng loại rệp sáp thường thấy nhất đó chính là loại Planococcus sp chúng xuất hiện tấn công và gây hại phổ biến trên lá nhất là trên trái. Chúng bám vào bề mặt và thực hiện việc chích hút chất dinh dưỡng khiến cho vùng bị chích hút không thể phát triển gây nguy hại nghiêm trọng cho trái khiến cho trái bị dượng.
- Chất bài tiết của rệp sáp là chất mật đường là điều kiện tốt cho các loại bồ hóng cùng với nấm phát triển vì đây chính là thức ăn của chúng. Những trái sầu riêng nào có xuất hiện bồ hóng và rệp sáp gây hại nhìn không được đẹp mắt rất khó bán giá thành thấp nhưng vẫn khó tiêu thụ.
- Đặc tính sinh trưởng của chúng là sinh trưởng phát triển mạnh mẽ vào mùa khô cũng là thời điểm sầu riêng ra hoa kết trái và rất dễ dàng bị tấn công.
- Rệp sáp hút nhựa trên chồi non, trên cuống trái non hoặc giữa các gai của trái Sầu Riêng mật độ rệp trên trái lớn sẽ gây biến dạng trái non và rụng. Trái lớn sẽ kém phát triển và bị sượng. Chúng khu trú trên rễ cây khi thiếu thức ăn và phát triển mạnh khi cây ra đọt non và đậu trái.
- Chất bài tiết của Rệp sáp giàu chất đường mà kiến rất thích vì thế, kiến và rệp sáp cộng sinh với nhau. Kiến bảo vệ rệp sáp khỏi các loài thiên địch của rệp và vận chuyển rệp tới các vị trí mới nhiều thức ăn. Ngoài ra, chất đường rệp sáp bài tiết tạo cơ hội cho nấm bồ hóng phát triển. Nấm bồ hóng tạo thành một lớp muội đen trên cuống trái hoặc trên trái làm trái kém phát triển và mất thẩm mỹ.
- Không những thế, Rệp sáp gây hại có thể phát triển quanh năm bằng cách bám vào bộ rễ của cây trong đất. Chúng tạo cơ hội cho nấm khuẩn tuyến trùng phát triển hại rễ cây Sầu Riêng. Cây có Rệp sáp khu trú trong bộ rễ sẽ kém phát triển. Cây suy yếu dần và có triệu chứng vàng lá từ gốc đến ngọn. Khi nhiễm nặng, lá rụng nhiều, trái nhỏ. Cây có thể bị vàng lá thối rễ, có thế dẫn đến chết cây.
Cách xử lý phòng rệp sáp gây hại sầu riêng
- Đảm bảo độ thông thoáng của vườn: Ngay từ ban đầu, bà con cần đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây Sầu Riêng hợp lý. Không nên trồng quá dày hoặc trồng xen với các loại cây lớn. Chủ động thường xuyên cắt tỉa những cành sâu bệnh. Cắt bỏ những cành khuất không có khả năng cho trái.
- Tạo độ ẩm trong mùa khô: Rệp sáp gây hại phát triển mạnh trong mùa khô. Vì vậy, bà con cần tăng độ ẩm trong vườn bằng cách tạo lớp phủ đất bằng rơm hoặc cỏ. Kết hợp việc tưới nước đầy đủ để tăng độ ẩm.
- Chăm sóc cây: Để cây có đủ sức chống chọi với rệp sáp, bà con cần chăm sóc cây khỏe mạnh. Tưới đủ nước kết hợp với phân bón hữu cơ vi sinh để cây phát triển tốt cũng là một cách phòng Rệp Sáp hiệu quả.
- Duy trì thiên địch: trong tự nhiên, thiên địch của Rệp sáp khá nhiều. Đặc biệt là bọ rùa hoặc ong ký sinh. Bà con nên duy trì môi trường sống cho bọ rùa phát triển. Có thể trồng một số loại hoa có nhiều phấn màu trắng hoặc vàng như: Cúc , rau ngò, hẹ…
- Tiêu diệt kiến: bằng cách dọn sạch nơi trú ngụ của kiến như cỏ rác mục trong vườn. Xịt thuốc diệt kiến hoặc thả thuốc bẫy kiến để tiêu diệt và đuổi kiến ra khỏi vườn.
- Kiểm tra thường xuyên: để phát hiện Rệp Sáp gây hại kịp thời, nhất là giai đoạn cây sắp ra hoa và trái non.
Trừ rệp sáp gây hại trên cây sầu riêng
Biện pháp sinh học
Rệp sáp gây hại có nhiều loại thiên địch. Một nghiên cứu cho thấy có tới 12 loài ong ký sinh, 9 loài ăn thịt Rệp Sáp. Bà con sử dụng biện pháp sinh học bằng cách tạo điều kiện hoặc duy trì môi trường sống cho các loài thiên địch này. Cách khác là dùng bẫy mồi bằng pheromone giới tính để bắt Rệp sáp đực.
Biện pháp hóa học
Khi phát hiện nhiều Rệp Sáp gây hại trên cây có thể sử dụng một số loại thuốc sâu không ảnh hưởng tới thiên địch. Nhiều Rệp trên trái bà con có thế dùng một số loại thuốc như Movento, Suprathion 40EC… Lưu ý chỉ xịt thuốc vào vị trí Rệp bám. Nếu phát hiện Rệp Sáp tấn công rế, bà con cần làm ẩm đất, đổ thuốc trị Rệp kết hợp thuốc đặc trị nấm rễ.
Thuốc trị rệp sáp gây hại
Thành phần: Spirotetramat: 150 g/L.
Công dụng:
- Movento là thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác động vị độc, lưu dẫn hai chiều. Thuốc có hiệu quả cao, kéo dài trên côn trùng chích hút & các loại côn trùng khác. Đặc trị : Rệp sáp, Rệp muội, Bọ trĩ.
- Moventon có tính chuyên biệt cao, chỉ diệt côn trùng khi thuốc đã được cây trồng hấp thu & côn trùng chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây trồng. Do đó, Movento rất thân thiện với môi trường & ít ảnh hưởng đến các lọoại thiên địch. Thuốc được đăng ký sử dụng trên rau, cây ăn trái…tại Mỹ, Châu Âu & nhiều nước trên thế giới.
- Thuốc có khả năng tìm diệt côn trùng gây hại ẩn núp hoặc khi phun không trúng thuốc (phun trên tán lá diệt được côn trùng gây hại ở phần rễ hoặc trên ngọn xa tầm phun thuốc)
- Giảm được chi phí & công phun do hiệu quả cao và kéo dài.
- Phun trên tán lá diệt côn trùng phá hoại ở phần rễ, nên không cần phải đổ thuốc xuống gốc.
- Thuốc không gây hại kiến vàng nên rất phù hợp cho quản lý dịch hại (IPM) trên cây bưởi (cây có múi).
Bà con có thể tham khảo các bài viết kỹ thuật hay khác BẤM VÀO ĐÂY