Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại phân hữu cơ, tuy nhiên để lựa chọn được phân hữu cơ bón lót tốt nhất không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, VINASA xin giới thiệu 3 loại phân hữu cơ bón lót tốt nhất thị trường hiện nay cho các bạn tham khảo!

Vậy thì chính xác có tất cả bao nhiêu loại phân hữu cơ? Ưu nhược điểm của chúng là? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của phân hữu cơ

Phân hữu cơ chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng và chất hữu cơ mà không một loại phân khoáng nào có được.

Cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất, chống được hạn, chống xói mòn.

Làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón do phân hữu cơ có chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.

Phân hữu cơ giúp cải thiện được các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học của đất.

Hạn chế mức độ độc hại của một số nguyên tố như: nhôm (Al), sắt (Fe).

Làm giảm bớt sự cố định lân trong đất dưới tác dụng kết hợp Al3+, Fe3+ dưới dạng phức chất. Nâng cao sự hoà tan lân ở dạng phốt phát sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy.

Giảm rửa trôi, giảm bốc hơi của phân đạm bón vào đất.

Top 3 loại phân hữu cơ bón lót tốt nhất cho cây trồng
Các loại phân hữu cơ rất thích hợp bón lót cho cây trồng

Các loại phân hữu cơ bón lót tốt nhất trên thị trường

Phân hữu cơ truyền thống

Phân chuồng: Là phân bón được ủ hoai từ phân bò, gà, heo, cút,…

Phân rác: Là phân bón được ủ hoai từ rơm, rạ; thân lá các cây  ngô, đậu, đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía,…

Phân xanh: Phân xanh là tên gọi chung các cây phân xanh (Điền thanh, lục bình, muồng, cốt khí, keo dậu,….) được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng trồng.

Top 3 loại phân hữu cơ bón lót tốt nhất cho cây trồng
Cây phân xanh điền thanh (điên điển)

Ưu điểm của phân hữu cơ truyền thống

  • Chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cùng hàm lượng các chất hữu cơ mà phân bón vô cơ không có được;
  • Cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nước bốc hơi, chống được hạn, xói mòn.
  • Giá thành rẻ, từ nguồn nguyên liệu sẵn có.

Nhược điểm của phân hữu cơ truyền thống

  • Chứa đầy đủ các chất đa trung vi lượng, chất hữu cơ, tuy nhiên hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón với lượng lớn.
  • Đòi hỏi chi phí vận chuyển. Tốn công ủ hoai phân chuồng, cần công đảo trộn thường xuyên.
  • Không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng. Các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E. coli, Salmonella, Coliform gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm.

Phân hữu cơ công nghiệp

Hiện nay có thể chia ra 5 loại phân hữu cơ công nghiệp, đó là: Phân hữu cơ chế biến, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh.

Phân hữu cơ chế biến: Là loại phân bón được sản xuất chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp…) với tiêu chuẩn như sau:

  • Ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%;
  • Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22%;
  • Hàm lượng đạm tổng số (Nts) không thấp hơn 2,5%;
  • pH H2O (đối với phân hữu cơ bón qua lá) trong khoảng từ 5-7.

Phân hữu cơ khoáng: Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ phối trộn thêm một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng. Các nguồn nguyên liệu hữu cơ (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp…). Tiêu chuẩn bắt buộc của loại phân này:

  • Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15%;
  • Ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%;
  • Hàm lượng Nts + P2O5hh + K2Ohh; Nts + P2O5hh; Nts + K2Ohh; P2O5hh + K2Ohh không thấp hơn 8%.

Phân hữu cơ sinh học: Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác. Các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp…) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ lên men với vi sinh vật có tuyển chọn. Tiêu chuẩn của phân hữu cơ sinh học như sau:

  • Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22%;
  • Ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%;
  • Hàm lượng Nts không thấp hơn 2,5%;
  • Hàm lượng axit humic (đối với phân chế biến từ than bùn) không thấp hơn 2,5%
  • Tổng hàm lượng các chất sinh học (đối với phân chế biến từ nguồn hữu cơ khác) không thấp hơn 2,0% hoặc
  • pH H2O (đối với phân hữu cơ sinh học bón qua lá) trong khoảng từ 5-7.
  • Nếu phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thì tổng hàm lượng các chất này không vượt quá 0,5%.

Phân vi sinh: Là loại phân có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác. Với mật độ mỗi chủng VSV có ích không thấp hơn 1 x 108 CFU/g (ml).

Xem thêm: Phân vi sinh là gì? Một số công dụng và cách sử dụng phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, cụ thể như sau:

  • Hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15%;
  • Ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 30%;
  • Mật độ mỗi chủng VSV có ích không thấp hơn 1 x 106 CFU/g (ml).

Xem thêm: Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Ưu điểm của phân hữu cơ công nghiệp

  • Hàm lượng các chất hữu cơ, đa trung vi lượng cao.
  • Tiện lợi, an toàn. Không tốn công ủ hoai, không chứa các vi sinh vật có hại.

Nhược điểm của phân hữu cơ công nghiệp

  • Giá thành khá cao.
  • Các loại phân bón vi sinh, phân hữu cơ vi sinh. Khả năng hoạt động của chúng còn phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ, loại đất trồng và rất dễ chết.

Từ các ưu nhược điểm trên của phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp có thể thấy hiện nay sử dụng phân hữu cơ công nghiệp ngày càng phổ biển. Bởi sự tiện dụng, hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng dinh dưỡng cao và giúp giảm khối lượng phân bón hóa học. Sau đây là top 3 loại phân bón hữu cơ bón lót hữu hiệu hiện nay.

Top 3 các loại phân hữu cơ bón lót tốt nhất cho cây trồng

Phân chuồng

Các loại phân chuồng như: Phân gà, bò, heo, gà, cút,… sau khi được ủ hoai. Dùng để bón lót cho đất trước khi trồng giúp gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và cải tạo đất.

Mặc dù phân chuồng có hàm lượng các chất hữu cơ, các chất đa trung vi lượng ở mức tương đối thấp nên khi sử dung cần bón với lượng lớn (thông thường từ 10-15 kg/gốc). Nhưng giá thành rẻ và nhiều hộ là nguồn nguyên liệu sẵn có thì phân chuồng vẫn là một trong những loại phân bón lót được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Phân hữu cơ vi sinh

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh ngoài việc cung cấp được các chất hữu cơ, các nguyên tố đa trung vi lượng thì nó còn bổ sung 1 lượng lớn các vi sinh vật có lợi cho đất. Giúp đất luôn tơi xốp, phì nhiêu, cân bằng hệ sinh thái trong đất. Đây là loại phân bón được sử dụng rất rộng rãi trong canh tác hiện nay.

Chọn mua các loại phân hưu cơ vi sinh chất lượng: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, Phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm,…

Bà con có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng trộn chung với Super Humic Fulvic để tăng cường hiệu quả.

Phân nở tảo biển Organic Extra

phan-no-tao-bien-organic-extra
Phân nở tảo biển Organic extra

Trong các loại phân hữu cơ công nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay. Không thể không kể đến các dòng phân nở. Các loại phân nở chủ yếu được nhập khẩu từ Úc, Hà Lan,…với đặc tính hạt phân sẽ nở to và bung ra khi gặp hơi nước, giúp tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng.

Phân nở tảo biển Organic Extra

Xuất xứ: AUSTRALIA

Nhà cung cấp: TOBA

Quy cách: Bao 25k, gói 2kg.

Thành Phần:

  • Chất hữu cơ: 65%
  • N: 4%
  • P2O5: 3%
  • K2O: 3.6%
  • CaO : 1.4%

Organic Xtra là hỗn hợp đặc biệt của các thành phần hữu cơ như: Tảo biển Australia (nơi tảo có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất thế giới), phụ phẩm động vật, thịt, cá, xương, huyết và các khoáng chất thiên nhiên – nguồn gốc 100% tự nhiên và hữu cơ.

Organic Xtra – phân nở tảo biển được sản xuất với quy trình khép kín: Phân ban đầu được ủ hiếu khí ở nhiệt độ ổn định từ 6 – 8 tuần giúp tạo ra những vi sinh vật có lợi cho cây trồng và đất. Sau đó, phân được ủ sẽ được đưa qua xử lý bằng phương pháp sấy 2 lần và ép thành dạng viên ở nhiệt độ từ 55oC đến 65oC, ở nhiệt độ này, các mầm bệnh gây hại sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, phân dạng viên sẽ được làm mát và chuyển đến hệ thống đóng gói tự động.

Organic Xtra là phân hữu cơ có độ pH trung tính có tác dụng :

  • Giữ được độ ẩm bền lâu hơn trong mùa khô, giúp cho hệ sinh vật có lợi phát triển.
  • Giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây khoẻ, lá xanh, hạn chế rụng hoa, rụng quả.
  • Đối với các loại hoa, màu sắc đẹp hơn, bền màu hơn.
  • Tăng năng suất, chất lượng cây trồng.
  • Sản phẩm được sản xuất tại Úc với chất lượng và tiêu chuẩn tốt nhất.
  • Hạt phân sẽ nở to và bung ra khi gặp hơi nước tạo điều kiện cho cây trồng dễ hấp thu nhanh chất dinh dưỡng.

Tìm hiểu thêm về các loại phân bón hữu cơ công nghiệp TẠI ĐÂY

Xem thêm: Mua phân bón cho dâu tây ở đâu?

Xem thêm: Khi nào cần sử dụng phân bón lá?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận