1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TRẦU BÀ THỦY SINH

Cây Trầu Bà thủy sinh thuộc họ Ráy (Araceae).

Tên khoa học của chúng là Epipremnum aureum.

Là loài thân leo, thân cây thường rũ thòng theo lực hút trái đất, hoặc bò bám sát tường vách. Lá cây hình trái tim, hoa có bẹ, cuốn ngắn.

Nguồn gốc loài cây này xuất phát từ Nam Thái Bình Dương. Sau được du nhập sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cây Trầu Bà được nhiều người chọn trồng thủy sinh không chỉ vì đẹp, dễ chăm sóc. Mà chúng còn có ý nghĩa về phong thủy và khả năng lọc khí độc môi trường xung quanh rất tốt.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRẦU BÀ THỦY SINH
Cây trầu bà thủy sinh

Ý nghĩa phong thủy của cây trầu ba thủy sinh:

Cây Trầu Bà thủy sinh thường đem lại may mắn, tài lộc. Thích hợp với những người thuộc mệnh Thủy (trồng trong nước) và mệnh Mộc (màu xanh).

Về tuổi tác, cây này hợp với người tuổi Ngọ. Theo dân gian xưa, người tuổi Ngọ tuy kiếm tiền giỏi nhưng lại không biết cách thu chi. Thường tiêu xài hoang phí. Vì vậy, họ nên đăt một chậu cây Trầu Bà để đem lại may mắn. Thu hút tài lộc, xua đuổi điều xấu.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRẦU BÀ THỦY SINH

Hãy đặt một chậu Trầu Bà thủy sinh tại bàn làm việc, văn phòng hoặc nhà ở. Nơi có ánh sáng, nhiệt độ vừa phải để cây phát triển. Giúp nơi làm việc, nhà ở của bạn có không khí tốt lành, đem lại nhiều may mắn, tài lộc.

2. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRẦU BÀ THỦY SINH

Để có được một chậu cây Trầu Bà thủy sinh ưng ý. Trước hết bạn phải nắm được kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây sau khi trồng.

  • Chọn cây giống và xử lý cây trồng
  • Chọn cây có nhiều nhánh.
  • Lá không bị ngã vàng, có màu xanh mướt. Lá không bị sâu.
  • Thân cây không dài quá 50cm, không bị sần sùi.
  • Cây có bộ rễ khỏe, bám chắc trong chậu đất.
  • Sau khi mang cây về, rửa sạch đất bám trên rễ, cắt tỉa rễ lá hư hỏng, khô héo.

Chọn lọ trồng cây

Nên chọn lọ thủy tinh để trồng cây vì độ trong suốt của lọ sẽ khoe hết vẻ đẹp của loài cây này.

Nên chọn cây có đáy lọ to để rễ cây có thể phát triển. Cổ lọ nhỏ để cố định thân cây.

Nếu thích chậu có cổ to, thì hãy đặt thêm một ít bi, đá để cố định phần rễ cây.

Cách trồng cây

Cho một ít dung dịch dinh dưỡng vào bình hòa tan cùng với nước. Sau đó đặt cây vào sao cho nước ngập hết phần rễ và một phần thân cây.

Nếu đặt bi, đá vào lọ. Thì phải chú ý đặt từ từ và giảm bớt 1 phần lượng nước để tránh tràn bình và làm đứt rễ.

Chú ý thay nước sạch cho cây. Nếu dùng nước máy, thì hãy để qua 12 tiếng đồng hồ để bay khí clo. Dùng máy nước lọc thì không cần.

Tránh nguồn nước ô nhiễm để cây không bị chết.

Nên thay nước cho cây ít nhất 3 – 5 ngày một lần và không được để cây thiếu nước.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây ít nhất 2 tuần/1 lần.

Loài cây này không ưa lạnh, vì thế mà không nên để nhiệt độ xuống quá thấp dưới 10oC.

Cây có thể phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 – 32oC.

Là cây ưa bóng râm, phát triển được dưới ánh điện huỳnh quang. Tắm nắng cho cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để cây hấp thụ ánh sáng.

Không nên đặt cây dưới nắng gắt quá lâu, cây sẽ bị cháy nắng.

Chú ý cắt tỉa phần cây hư hỏng. Rể bị thối rửa, lá vàng, khô để không làm ô nhiễm  nguồn nước của cây.

Khi có bụi bẩn bám trên lá, rửa thật nhẹ nhàng để lá không bị dập.

Xem thêm: Cách làm xanh vỏ/da trái sầu riêng

Xem thêm: 5 bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả nhất

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận