Mít là một trong cây trồng chủ lực của khu vực nam bộ. Hiện nay giống mít được trồng chủ yếu là mít Thái siêu sớm, có năng suất và chất lượng vượt trội. Trong mùa mưa cây mít Thái siêu sớm hay mắc phải bệnh xơ đen. Hiện tượng xơ đen làm cho trái mít bị méo mó, làm giảm chất lượng và độ ngọt của trái, gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục bệnh xơ đen trên cây mít qua bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện bệnh xơ đen trên trái mít

  • Giai đoạn trái 20-30 ngày sau đậu trái, quan sát bằng mắt thường có thể thấy: Gai trái không đều (gai lớn gai nhỏ), da đổi màu, không sáng trái, sần sùi, trái bị méo mó.
  • Giai đoạn trái nhỏ: nên thăm vườn và phát hiện kịp thời những trái mít đã bị xơ đen để tỉa bỏ. Vì nếu trái đã nhiễm bệnh mà phát triển sẽ không bán được giá mà phải tốn một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi trái.
Bệnh xơ đen trên mít (trái), mít không bị xơ đen (phải)
Bệnh xơ đen trên mít (trái), mít không bị xơ đen (phải)

Nguyên nhân gây ra bệnh xơ đen trên trái mít

Thời điểm: Gây hại mạnh vào mùa mưa

Nguyên nhân:

Vi khuẩn Pantoea Stewartii. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy trên mít có hiện tượng xơ đen ở Malaysia và Mexico. Ở Việt Nam, vi khuẩn này còn gây bệnh héo vi khuẩn và bệnh bạc lá trên bắp. Chúng xâm nhập vào trái mít theo nước mưa bằng hai con đường:

  • Qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn : Vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh. Làm hạt lép, hạt non bị hư chuyển sang màu đen.
  • Khoảng hở giữa trái đơn: Vi khuẩn đi vào trái từ khe hở, do đặc điểm trái mít lồi, lõm nên chứa nước, có độ ẩm cao là môi trường thuân lợi cho vi khuẩn phát triển.

Thiếu nguyên tố Canxi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh xơ đen trên mít.

Cách phòng trừ bệnh

  • Chọn giống khỏe và sạch bệnh. Trồng với mật độ hợp lí: 3x3m. Không trồng dày giúp vườn thông thoáng, không để độ ẩm vườn cao
  • Tỉa cành khuất trong thân giúp ánh sáng đi vào thân, hạn chế nấm khuẩn phát triển và tạo độ thông thoáng cho vườn cây.
  • Đào rãnh thoát nước cho vườn vào mùa mưa.
  • Tuyển lựa những trái hình trụ, gai đều, cuống mập. Tỉa bớt những trái méo mó, có cuống dị dạng. Những trái này cho năng suất thấp và có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
  • Không nên để trái gần mặt đất, vị trí để trái cách đất tối thiểu 50 cm để hạn chế nấm khuẩn từ mặt đất tấn công.
  • Trước khi ra hoa và sau khi đậu trái phun phân bón lá chưa Canxi và Boron. Nhằm tăng cường sức sống hạt phấn, thuận lợi cho quá trình ra hoa tạo quả. Đồng thời ngăn ngừa việc thiếu Canxi gây xơ đen mít.
  • Tham khảo các sản phẩm chưa Canxi và Boron phun cho mít TẠI ĐÂY.
  • Phun phòng ngừa khi các loại thuốc phòng trừ nấm, khuẩn: Mancozeb, Ridomil Gold, COC 85,… Phun thuốc vào toàn cây, đặc biệt vào cuống và mầu trái. Phun ít nhất 3 lần vào các thời điểm: Có cựa gà, trước và sau khi ra trái.

Ngoài ra cây mít cũng rất dễ bị bệnh xì mủ, nứt thân. Tìm hiểu thêm về bệnh này TẠI ĐÂY.

Bệnh Thán Thư Trên Mai Vàng và 1 số thuốc trị

Mua phân bón cho dâu tây ở đâu?

Bệnh phấn trắng trên cây ớt: Cách phòng trị hiệu quả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận