Hoa hồng là loài hoa được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách giâm cành hoa hồng đúng cách và cho tỉ lệ sống cao nhất, cây hoa hồng tươi tốt. Trong bài viết này, VINASA sẽ giới thiệu cho các bạn cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất tại nhà mà bạn có thể thử ngay!

1. Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất tại nhà

Giâm cành hoa hồng là phương pháp cắm 1 đoạn thân hoa vào đất và chăm sóc để rễ mới mọc ra tại mấu mắt tiếp xúc với đất từ đó hình thành cây mới.

Hồng có thể nhân giống bằng cách giâm bởi trong thân có chứa 1 lượng dinh dưỡng. Trong điều kiện thích hợp, chúng khả năng duy trì sự sống, đồng thời tiếp tục quá trình hút nước và dinh dưỡng từ đất để phát triển rễ thành cây mới.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Cách giâm cành hoa hồng đúng cách

1.1. Thời vụ

Bạn có thể giâm cành hoa hồng quanh năm. Tuy nhiên, nên tránh thực hiện khi thời tiết nắng nóng, cành giâm rất dễ mất nước, khô héo, tỉ lệ ra rễ rất thấp. Thời điểm phù hợp hơn cả là khi trời mát mẻ thường là tháng 2 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm.

Theo kinh nghiệm của người trồng hoa, nên chọn những ngày trời râm mát, có mưa hoặc giâm vào mùa mưa để đất ẩm tự nhiên và cành giâm có sức sống mạnh hơn. Nếu thực hiện trong ngày nắng nên giâm vào nơi đất mát mẻ, có bóng râm hoặc giàn che.

1.2. Chuẩn bị đất

Đất giâm phù hợp là đất thoát nước tốt. Bạn có thể dùng giá thể hoặc cát để giâm cành hoa hồng. Nếu dùng cát chọn loại ít sỏi, sạch sẽ.

Đất trồng về sau cần đảm bảo dinh dưỡng, thoát nước nhưng vẫn giữ ẩm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại đất trồng cây chuyên dụng hoặc dùng trấu hun trộn với đất và phân hữu cơ (trùn quế hoặc phân bò hoai mục).

1.3. Chọn giống giâm

Về cơ bản, bạn có thể giâm bất cứ giống hoa hồng nào. Tuy nhiên, mỗi giống hoa có tỷ lệ thành công khác nhau. Những giống hồng khoẻ, thuần khí hậu thường dễ giâm hơn so với hồng ngoại. Bạn có thể giâm cành: Hồng nhung, Hồng rừng, cổ Hải Phòng hoặc Hồng leo, Hồng cổ Sa Pa, …

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Có thể chọn nhiều loại giống khác nhau để giâm cành

Tuy nhiên, vẫn có 1 số giống hồng gần không thể giâm được vì tỷ lệ tinh bột và dinh dưỡng sẵn có trong thân quá thấp, không đủ duy trì và kích thích mọc rễ hình thành cây mới.

1.4. Chọn cành giâm

Việc chọn cành hết sức quan trọng vì quyết định thành bại của việc nhân giống. Bạn có thể chọn cành ở gốc hoặc ngọn nhưng tốt nhất là cành bánh tẻ, tươi khoẻ, thẳng, mới mọc trong 1 năm trở lại để đảm bảo không quá già hoặc quá non. Thông thường, người trồng hoa ban công hay chọn tận dụng giâm cành mới tàn hoa sau khi tỉa bỏ chúng với mục đích dưỡng cây.

1.5. Cắt cành giâm

Cành giâm thường được cắt với chiều dài 15 – 20 cm. Để cành giâm không bị gãy, dập, bạn cần dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát 45 độ để tăng diện tích tiếp xúc và khả năng hút nước của cành.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Cắt cành hoa hồng

Tỉa bỏ nụ hoa tàn và phần lá ở 1 – 3 mắt cuối cùng; phần trên tỉa bớt 1 phần hoặc giữ nguyên để giảm bớt sự thất thoát nước của cành qua lá. Để tăng khả năng ra rễ, nên ngâm cành giâm vào dung dịch kích mọc rễ theo hướng dẫn sử dụng của dung dịch (thường ngâm 30 – 45 phút).

1.6. Giâm cành hoa hồng và chăm sóc cành giâm

Sau khi cắt và ngâm cành, bạn nên tiến hành giâm cành hoa hồng ngay sau đó. Kỹ thuật thực hiện rất đơn giản, chỉ cần đào lỗ hoặc cắm trực tiếp cành cây xuống đất/cát, chú ý nên cắm hơi nghiêng nhẹ để hạn chế lung lay hoặc đổ. Bạn có thể cắm vào bầu ươm riêng hoặc cát hoặc cắm trực tiếp vào đất trồng đều được.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Chăm sóc cành giâm

Chú ý độ sâu cành giâm là 1, 5 – 2cm đồng thời vun và nén đất để cành cắt chặt. Tưới đủ tưới thêm nước cho đủ ẩm hàng ngày.

Như đã nói ở trên, khả năng thành công của việc giâm cành hoa hồng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm. Trong đó, độ ẩm cần đảm bảo để cành không bị mất nước khô héo. Tuy nhiên, đất cũng không được ngập úng rất dễ thối và đen thân.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Cành giâm ra rễ

Rễ Khi cành ra rễ, nếu vùi cát có thể chuyển sang chậu để trồng và chăm sóc.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Chuyển cành giâm vào chậu

Nhìn chung, nếu duy trì được nhiệt độ, độ ẩm lý tưởng, cành hồng giữ được độ tươi sau thời gian 3 – 4 tuần cắm đất nghĩa là đã rễ mới đã hình thành và có thể bắt tay và chăm bón như 1 cây non.

2. Cách chiết hoa hồng cho tỉ lệ sống sót cao

Chiết là dùng bầu đất hoặc giá thể bó xung quanh thân cành đã được xử lý. Tại vị trí bó bầu chiết, cây hoa vẫn truyền dinh dưỡng theo mạch trong thân, tuy nhiên do điều kiện bầu đất xung quanh, phần thân này sẽ phát triển thành rễ và hình thành cây mới.

Khi lượng rễ phát triển đủ nhiều, người ta cắt bỏ cành chiết và đem trồng xuống đất như 1 cây non bình thường.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Chiết cành có tỉ lệ sống cao hơn

So với giâm, phương pháp chiết có tỷ lệ thành công cao, cho cây khoẻ hơn, số lượng cây con thu được không nhiều.

2.1. Thời vụ

Tương tự như giâm, bạn có thể tiến hành chiết cành hoa hồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện lý tưởng nhất vẫn là vụ xuân tháng 2 – 4 hoặc cụ thu tháng 9 – 10.

2.2. Chuẩn bị

2.2.1. Dao chiết cành hoặc dao lam

Là loại dao chuyên dụng để bóc vỏ ngoài thân cây phục vụ cho quá trình chiết cây. Bạn cũng có thể dùng dao lam để thay thế.

2.2.2. Đất bó bầu

Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác khác nhau, đặc tính của chúng là giữ ẩm, thông thoáng, có khả năng bám dính, cung cấp dinh dưỡng.

Bầu chiết thông thường

Trước đây, người ta thường sử dụng đất bùn ao trộn phân hữu cơ (tỷ lệ 50 – 50), đất phù sa, đất mùn mặt vườn. Bạn cũng có thể dùng giá thể hữu cơ trồng cây để làm đất bó bầu vì loại đất này sạch, dinh dưỡng và thoát ẩm cũng rất tốt.

Ngày nay, việc sử dụng xơ dừa, rễ lục bình khô … được sử dụng nhiều hơn bởi dễ tình, thoát nước tốt, khả năng thành công cao.

Bầu chiết bằng rễ bèo tây

Đối với cách chiết hoa hồng bằng rễ bèo, bạn tìm rễ bèo tây (cây lục bình), loại bỏ phần lá, rửa sạch, phơi khô để diệt hết nấm bệnh. Trước khi chiết thấm ẩm rễ, kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp chặt vật liệu nếu thấy nước hơi rịn ra tại ngón tay là tốt nhất. Nếu nước chảy thành dòng nên bóp cho bớt nước.

Bầu chiết bằng vỏ chuối

Bạn cũng có thể áp dụng cách chiết hoa hồng bằng vỏ chuối. Trong kỹ thuật này, vỏ chuối có tác dụng bọc ngoài thân chiết để tạo nên môi trường và dinh dưỡng lý tưởng tăng tỷ lệ thành công của quá trình. Vỏ chuối sử dụng là loạ vỏ chuối tươi. Cùng với đó, bạn vẫn chuẩn bị thêm đất hoặc giá thể trồng cây để bọc bầu.

Bầu chiết bằng vật liệu khác

Ngoài các vật liệu trên, bạn cũng có thể sử dụng xơ dừa hoặc áp dụng cách chiết cành hoa hồng bằng khoai tây – nghĩa là chuẩn bị khoai tây bọc ngoài cành chiết.

2.2.3. Vật liệu khác

Nilon, dây buộc hoặc chai nhựa để dùng làm vật liệu bọc bên ngoài cố định đất hoặc giá thể bó bầu.

2.3. Chọn giống chiết

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Có thể chiết mọi loại giống

Vì chiết có tỉ lệ thành công cao nên bạn có thể áp dụng với tất cả các giống hồng nội và ngoại hiện nay.

2.4. Chọn cành chiết

Chọn những cành hoa bánh tẻ, mập tươi, khỏe mạnh, dài không quá 25cm, đường kính 5 – 6 mm là tốt nhất 25cm. Chú ý không chọn cành quá già hoặc quá non hoặc sâu bệnh.

2.5. Cách chiết cành hoa hồng

Dùng dao chiết cành khía và bóc bỏ 1 khấc vỏ 15 – 20mm xung quanh thân cây. Vị trí khía nằm trong khoảng thân không quá 25cm tính từ ngọn cành chiết xuống. Sau khi bóc vỏ, dùng lưỡi dao cạo sạch lớp nhớt trên bề mặt gỗ.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Cách chiết cành hoa hồng

Lúc này, bạn không tiến hành bó bầu luôn mà cần chờ 1 – 2 ngày để vết cắt khô nhựa, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn vào thân gây hỏng cành chiết. Trước khi bó bầu, bôi quanh khu vực thân bóc vỏ 1 chút thuốc kích thích ra rễ. Lúc này, chúng ta tiến hành bó bầu theo từng loại vật liệu như sau:

2.5.1. Cách chiết hồng bó bầu đất

Dùng lá hoặc 1 vật liệu tự nhiên như vỏ chuối, lát khoai tây quấn phủ kín khấc cành chiết. Công đoạn này nhằm hạn chế sự mất nước ở cành. Làm ẩm đất, nắm 1 nắm lớn bằng quả trứng vịt, đắp đều xung quanh cành chiết. Cố định đất bằng cách bọc nilon cột chặt 2 đầu.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Bó bầu đất

Bạn cũng có thể cắt và lồng chai nhựa lồng xung quanh cành cây, từ đó cho đất và trong và bó lại sao cho đất không bị rơi ra ngoài.

2.5.2. Cách chiết hoa hồng bằng rễ bèo tây

Tương tự như bó bầu đất nhưng thay vì sử dụng đất thì bọc ngoài khấc chiết rễ bèo tây với độ ẩm thích hợp. Nếu áp dụng cách này, bạn chỉ cần bọc và buộc xung quanh bằng nilon là đủ chắc chắn.

Cách giâm cành hoa hồng cho tỉ lệ sống cao nhất
Bó bằng bèo tấy quấn nilon

2.5.3. Cách chiết hoa hồng bằng rễ vỏ chuối

Như đã nói phía trên, vỏ chuối thực chất chỉ là 1 phần vật liệu bọc ngoài để gia tăng tỷ lệ thành công. Bạn sử dụng 1 mẩu vỏ chuối tươi, có kích thước lớn bằng phần vỏ cây bị loại bỏ khi tạo khấc chiết cành. Sử dụng phần vỏ chuối này bọc ngoài trước khi bổ sung thêm đất, giá thể xung quanh và bọc kín bầu chiết sau đó.

2.6. Cách trồng hoa hồng chiết cành

Cây hoa hồng có nuôi cành chiết các bạn chăm bón bình thường. Để cây có sức bật rễ mới có thể tưới thêm các loại nước dinh dưỡng hữu cơ như nước dịch chuối, nước vo gạo hoặc đậu tương sao cho hợp lý.

Sau 1 thời gian áp dụng cách chiết hoa hồng với kỹ thuật bó bầu, rễ non sẽ mọc ra từ bầu đất, bạn sẽ thấy rễ bám vào phần đất và giá thế khá rõ. Khi rễ có màu hơi vàng nâu nghĩa là cây đã khá khoẻ và có thể cắt bầu.

Hồng sau khi cắt bầu có thể được coi như 1 cây non nhưng còn khá yếu. Nên trồng cây vào đất dinh dưỡng với độ thoát ẩm hợp lý, đặt chậu ở nơi râm mát, chăm sóc và tưới nước cẩn thận để rễ tiếp tục phát triển và cây khoẻ mạnh. Khi trồng chú ý nhẹ tay, cắm thêm que chống để tránh cây lung lay, động hoặc đứt rễ.

Kỹ thuật cách chiết hoa hồng và giâm trên đây được những nhà vườn bán hoa hồng chiết cành, hồng giâm cành sử dụng nhiều để cung cấp cây giống ra thị trường.

Xem thêm: Bệnh phấn trắng trên cây ớt: Cách phòng trị hiệu quả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận