Cây ớt có thể trồng các tháng trong năm nhưng trồng thích hợp, gieo vào tháng 9 đến tháng 12 và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Cây ớt là loài rất dễ mọc, dù không cần gieo trồng nhưng ớt vẫn có thể tự mọc hoang và phát triển như bình thường. Tuy nhiên trong canh tác cũng cần tuân theo kỹ thuật canh tác như chăm sóc và bón phân cho cây ớt khoa học để cây đạt năng suất cao nhất.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT VINASA

I. ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG

Cây ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới, là thành phần gia vị quen thuộc trong ẩm thực. Tên tiếng anh: Chili pepper; Danh pháp khoa học: Capsicum; Họ cà: Solanaceae; Bộ: Solanales. Cây ớt có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện sau:

Đất: Đất bằng phẳng, không ngập úng, đảm bảo phân tích mẫu đất đạt yêu cầu về kim loại nặng. Độ PH của đất khoảng 6,0 – 6,5.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để gieo hạt từ 21 – 32oC. Có ánh sáng đầy đủ. Nhiệt độ trên 32oC và thấp dưới 15oC, cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng.

II. MÙA VỤ CHÍNH TRONG NĂM

Cây ớt có thể trồng các tháng trong năm nhưng trồng thích hợp, gieo vào tháng 9 đến tháng 12 và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Cây ớt có thể trồng 3 vụ chính trong năm:

  • Vụ sớm: gieo hạt từ tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.
  • Vụ Đông Xuân (vụ chính): gieo hạt từ tháng 10 – 11, thu hoạch từ tháng 2 – 3 dương lịch.
    -Vụ Hè Thu: gieo hạt từ tháng 4 – 5, thu hoạch từ tháng 8 – 9 dương lịch.

III. BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT TRONG CÁC GIAI ĐOẠN

KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT VINASA 1

Công thức bón phân trung bình cho 1ha trồng ớt:

  • Giai đoạn cây 20 – 25 ngày tuổi (kể từ khi trồng): Bón Ure 40kg + KCl 40kg + NPK 16 – 16 – 8 100kg + Ca(No3)2 20kg
  • Giai đoạn cây 50- 60 ngày tuổi (kể từ khi trồng): Bón Ure 60kg + KCl 50kg + NPK 16 – 16 – 8 150kg + Ca(No3)2 20kg
  • Giai đoạn cây 80 – 85 ngày tuổi (kể từ khi trồng): Bón Ure 60kg + KCl 50kg + NPK 16 – 16 – 8 150kg + Ca(No3)2 30kg
  • Giai đoạn cây 100 – 110 ngày tuổi (kể từ khi trồng): Bón Ure 40kg + KCl 40kg + NPK 16 – 16 – 8 150kg + Ca(No3)2 30kg

*** Lưu ý:

  • Bón phân theo sự phát triển bộ rễ của cây ớt. Mỗi lần bón đục lỗ nhỏ hoặc rạch hàng để bón và phủ lớp đất mỏng hoặc phân hữu cơ để giữ cho phân khỏi bay hơi.
  • Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Liquid Calcium Organic phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

IV. CÁCH CHĂM SÓC CÂY ỚT


a.Tỉa cành:

  • Tỉa bỏ toàn bộ chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu tiên khi chồi còn nhỏ tạo thông thoáng và tập trung dinh dưỡng ở tầng trên.
  • Tỉa bỏ cây bị bệnh và đốt. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo.
  • Nếu ớt ra hoa, kết trái gần gốc, hái bỏ hết trái non, chỉ để trái từ tầng lá thứ tư trở lên khi tán đã xòe rộng.
  • Đối với các giống ớt cây mang nhiều trái nặng cần cắm mỗi cây 1 cây le cao 60 – 70cm hoặc chăng dây giữ cho cây không đổ ngã.

b.Tưới nước:

  • Tưới nước ngay sau khi trồng và sau khi bón phân.
  • Tưới định kỳ, không để thiếu nước trong giai đoạn cây ra hoa và cho trái, nếu thiếu nước năng suất và chất lượng trái ớt không đạt tiêu chuẩn.
  • Tưới vừa đủ nước để giữ độ ẩm của đất, nên tưới phun tiết kiệm nước và hạn chế côn trùng chích hút.

c. Làm giàn:


Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nói với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó đề giữ cây đứng thăng.

V. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY ỚT

1.Bệnh đốm lá:


Vết bệnh trên lá hình tròn, màu nâu, kích thước rất khác nhau. Chính giữa vết bệnh màu xám nhạt, xung quanh viền xanh đậm. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô thành từng mảng lớn. Lá bị bệnh nặng khô vàng và rụng nhiều.

Cách phòng trị:

  • Dọn sạch tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch, cày lật đất sớm.
  • Chú ý bón phân lân và kali. Ngắt bỏ lá bệnh nặng.
  • Bệnh phát sinh với điều kiện thích hợp, phun thuốc bệnh khi mới xuất hiện với các loại thuốc sau: Chlorothalonil, Mancozeb, Ascorbic acid 2.5%+ Citric acid 3.0% + Lactic acid 4.0%,… Sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên sản phẩm.

2.Bệnh thán thư gây nổ trái:


Ảnh hưởng trên trái, khi bị nhiễm bệnh, xuất hiện những vết lõm xuống, hình vòng tròn, hơi ướt. Vết bệnh có màu nâu nhạt đến đậm. Ngoài ra, bệnh còn tấn công trên cây con gây chết rạp và trên lá ớt gây hiện tượng đốm.

Cách phòng trị:

  • Thu gom và đốt bỏ những trái non nhiễm bệnh. Tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
  • Sử dụng giống khoẻ sạch bệnh. Không dùng hạt ở trái bệnh để làm giống, xử lý hạt giống bằng nước nóng hoặc thuốc trừ nấm trước khi gieo.
  • Luân canh cây trồng khác họ.
  • Khi cây ở giai đoạn trái non, trong điều kiện mùa mưa hoặc thời tiết nóng có sương mù nên sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất: Azoxystrobin, Chlorothalonil, Mancozeb, Citrus oil, Chitosan,Acrylic acid 4 % + Carvacrol,Ascorbic acid 2.5%+ Citric acid 3.0% + Lactic acid 4.0%,…để phòng trừ bệnh.Sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên sản phẩm. 

3.Côn trùng hút chích


Nếu nếu phát hiện trên ruộng có một số cây có triệu chứng khựng lại, lá non biến dạng, đôi màu, gân nôi rõ (bà con hay gọi là lá da lợn). Kể cả trái non cũng biến dạng thì nên nhô ngay đê loại bỏ nguồn bệnh. Vì đây là bệnh do côn trùng chích hút truyền virus không có thuốc trị.

Trên đây là kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây ớt hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình canh tác.
Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
VINASA luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY.
Vinasa kính chúc bà con có một mùa vụ bội thu!.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận