Đối với cà rốt vụ Tết thường rơi vào vụ chính (gieo vào tháng 9 – 10, thu hoạch tháng 12 – tháng 1 năm sau), bà con cần chú ý khoảng thời gian này để canh chỉnh gieo trồng đúng thời điểm đón Tết. Vậy những biện pháp kỹ thuật trồng cà rốt nào mang lại năng suất cao, tiết kiệm chí phí và công sức chăm sóc của bà con? Hãy cùng tham khảo các thông tin sau từ Vinasa nhé.
1.Đất gieo trồng cà rốt:
Nhìn chung đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa ven sông được xem là đất trồng lý tưởng canh tác cà rốt.Trước khi gieo hạt, đất trồng cần được vệ sinh, làm cỏ kỹ càng. Bà con lên luống với kích thước rộng 1-2 m, mô đất cao 30-40 cm, rãnh thoát nước rộng 20-30 nhằm cấp thoát nước dễ dàng.
2.Xử lý hạt giống:
Gieo trồng cà rốt thường có hai hình thức chính: vãi hạt và cấy cây con. Đối với hình thức gieo vãi hạt, chăm sóc cà rốt cho đến khi thu hoạch, bà con cần chuẩn bị khoảng 2,8 – 3,2 kg hạt/ha. Trước khi gieo trồng, hạt cà rốt cần được xử lý ủ thúc để tăng tỉ lệ mọc đồng đều.
Bà con cho hạt giống vào túi vải xô, vò kỹ để hết phần lông cứng. Kế tiếp, bà con trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước vòi phun sương để giữ ẩm trong 2-3 ngày rồi đem gieo trồng bình thường.
Sau khi gieo hạt, bà con phủ một lớp đất mỏng rồi tủ bằng rơm rạ khô mục, tưới ẩm. Để dễ dàng chăm sóc, bà con nên gieo vãi hạt theo từng luống, cách nhau 20 cm để dễ làm cỏ. Lưu ý tỉa bớt cây xấu cũng như cây đủ khoảng không gian tạo củ đẹp, thẳng sau này.
3.Tưới nước:
Cà rốt là loại cây trồng cần lượng nước lớn trong suốt quá trình canh tác. Khi mới gieo trồng, bà con tiến hành tưới nước hàng ngày vào mỗi sáng sớm để cà rốt mọc đều. Sau khi cây đã phát triển, bà con duy trì tưới nước 2-3 ngày/lần. Số lần tưới nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và đất gieo trồng. Lưu ý sử dụng nước sạch để tưới cà rốt.
4.Tỉa cây, vun sới:
Quá trình tỉa cây nhằm tạo khoảng không gian cho cà rốt phát triển tối đa, tạo củ thẳng chắc, đẹp. Bà con tiến hành tỉa cây khi cây cao 5-7cm. Nhổ bỏ cây xấu, còi cọc, cây mọc chen chúc, giữ lại cây khỏe mạnh, khoảng cách 5-7cm. Kết hợp nhổ cỏ, xới xáo và vun luống để đất tơi xốp. Nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển, tạo củ dễ dàng. Ngoài ra vun đất cho cà rốt giúp đầu củ không bị xanh khi trồi lên mặt đất.
5.Kỹ thuật bón phân cho cà rốt
a.Bón lót:
Bà con sử dụng phân bón hữu cơ sinh học liều lượng từ 400 – 500 kg/ha. Tiếp theo rải phân NPK 13.13.13 vào luống trồng. Tưới đủ ẩm và tiến hành gieo trồng.
b.Bón thúc:
– Lần 1: khi cây có lá thật (xoay lá).
Khi cây cà rốt đã bén rễ và hình thành lá. Bà con tiếp tục sử dụng dòng NPK 13.13.13 để bón cho cây. Dòng phân này có hàm lượng đạm, lân, kali cân đối sẽ giúp cây cà rốt phát triển toàn diện từ thân đến củ. Đặc biệt thúc củ nhanh lớn và khỏe mạnh.
– Lần 2: khi rễ đã phát triển to bằng que đan.
Đây là giai đoạn cần bổ sung dinh dưỡng để cây cà rốt nuôi củ. Bón phân NPK 16.7.17 với liều lượng 300 – 400kg/ha giúp tăng năng suất, chất lượng củ cà rốt. Ngoài ra bà con có thể bổ sung phân bón trung vi lượng gồm: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn… Giúp cây cà rốt cần để nuôi củ lớn nhanh đẹp, màu sắc tươi tắn.
Chỉ ít tháng nữa thôi, vườn cà rốt của bà con nhà mình sẽ được thu hoạch. Đây là vụ chính phục vụ nhu cầu rất lớn vào dịp Tết Nguyên Đán. Hy vọng thông tin trên giúp bà con chăm sóc cà rốt đạt năng suất vượt trội, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho mùa vụ tết năm nay.
Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
Vinasa luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY.
Vinasa kính chúc bà con có một mùa vụ bội thu!.