Chăm sóc cây chanh cần đảm bảo một số kỹ thuật nhất định để cây cho trái năng suất cao và ổn định. Trong bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh. Gồm: tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa, hạn chế rụng hoa và trái chanh trong quá trình canh tác.

I.Kỹ thuật trồng cây canh

Cây chanh trồng thời vụ thường trồng vào đầu mùa mưa, vào khoảng tháng 5 – 6 dương lịch. Thời điểm này cây phát triển tốt, hạn chế được công tưới và nước tưới. Bà con tiến hành trồng theo các bước sau đây:

1.Đào mương lên liếp:

Nếu đất thấp, mực thủy cấp cao cây sẽ bị thối rễ. Do đó bà con cần đào mương lên liếp.

Nếu trồng liếp đơn, cần rộng 4 – 5 m, nếu trồng liếp đôi rộng 6 – 8 m là thích hợp. Mặt liếp cần cao hơn mực nước trong mương 3 khoảng 0,3 – 0,5 m.

Ở vùng đất cao có thể không cần đào mương mà chỉ cần có rãnh thoát nước trong mùa mưa. Trồng chanh trên liếp còn là điều kiện làm khô đất trong mùa mưa để xử lý ra hoa trái vụ.

2.Đắp mô

Trước khi trồng khoảng 1 – 2 tháng cần sớm đắp mô đào hố cho đất khô xốp.

Hố không cần sâu, kích thước khoảng 0,4 x 0,4 m, mô cao 0,3 m.

Cho vào hố trồng cây hỗn hợp gồm: khoảng 5 kg (tro trấu + phân chuồng hoai mục), 0,5 kg vôi, 1 kg lân, 100 g NPK 16-16-8 và 50 g nấm Trichoderma.

3.Mật độ trồng

Mật độ trồng thích hợp là 500 – 700 cây/ha.
Khoảng cách cây cách cây là 3,5 x 3,5 m (đối với chanh tàu bông tím, chanh giấy có hạt) hay 4 x 4 m (đối với chanh không hạt). Có thể trồng dày hơn một ít tuỳ thuộc vườn có trồng xen cây khác hay không.

Trồng xen ổi trong vườn chanh cũng là một giải pháp giúp xua đuổi rầy chổng cánh, hạn chế rầy, rệp, sâu vẽ bùa. Đồng thời giúp tăng thu nhập trong những năm đầu khi chanh còn nhỏ.

4.Cách trồng

Bước 1: Đào giữa mô một hố nhỏ, kích thướt hố lớn hơn bầu cây cần trồng.

Bước 2: Dùng dao cắt đáy bầu đặt cây xuống mặt bầu ngang bằng mặt lớp phân hữu cơ trong hố, dùng tay ém chặt quanh gốc.
Bước 3: Khi đặt cây nên đặt nghiêng một góc 45 độ so với mặt đất, để cây mau phát triển và không bị xô lệch khi có gió mạnh.
Bước 4: Sau khi trồng, cần tưới ngay, duy trì chế độ tưới hàng ngày.

**Mùa khô nên tủ rơm rạ, cỏ khô vào gốc để giữ ẩm cho cây.

5.Tưới và thoát nước

Cây chanh rất cần nước, nhất là giai đoạn cây con, lúc ra hoa và đậu trái, nuôi trái. Nhưng cây không chịu ngập úng. Do đó, khi mưa dầm cần có biện pháp thoát nước nhanh. Trong mùa khô cần phải tưới thường xuyên cho cây, cây thiếu nước làm trái nhỏ và tỷ lệ đậu trái thấp.

6.Bồi liếp

Hằng năm, vào khoảng tháng 2 – 3 dương lịch cần bồi liếp. Ở vùng đất bị nhiễm phèn khi xiết nước vét bùn để bồi liếp cần phải rãi vôi và lân trên mặt liếp.

7.Quản lý cỏ dại


Trong vườn Cỏ dại vùng xung quanh gốc cây chanh cần dọn sạch nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây chanh.
Phần cỏ này chỉ cần cắt ngắn để giữ ẩm đất trong mùa khô và hạn chế rửa trôi trong mùa mưa,… Trong quá trình cắt tỉa cỏ hoặc cỏ chết đi sẽ bị phân hủy tạo thành lượng hữu cơ cho đất. Hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn chanh.

II.Kỹ thuật chăm sóc cây chanh

Gồm các 3 bước: Tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa, hạn chế rụng hoa và trái

1.Tỉa cành tạo tán:


Tạo cho cây có bộ khung khỏe mạnh, giúp tiếp nhận ánh sáng tốt, khống chế và duy trì chiều cao của cây.

  • Phương pháp tỉa cành tạo tán:
    Công việc tỉa cành phải được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:
  • Cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 – 15 cm).
  • Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả.
  • Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
  • Những cành trên đọt, cắt bỏ những cành này giúp cây thông thoáng hơn, cây nhận ánh sáng nhiều hơn.

2.Xử lý ra hoa:

Kích thích ra hoa chanh cần kết hợp xiết nước tạo khô hạn kết hợp với việc bón phân và tưới nước.

Cách làm:
Bước 1: Trước thời điểm dự kiến thu hoạch trái khoảng 9 tháng. Tiến hành bón toàn bộ phân hữu cơ và 1/3 lượng phân đạm.

*Lưu ý: không bón lân và Kali.
Bước 2: Ngưng tưới nước và rút cạn nước trong mương khoảng 20 ngày. Cho đến khi thấy cây có hiện tượng lá bị héo thì tưới nước và cho nước vào mương trở lại.
Bước 3: Tưới nước thường xuyên hàng ngày. Đồng thời phun GA3 hoặc phun NAA để thúc cây ra hoa nhanh.
Có thể tham khảo sản phẩm Xô tưới Đạm Tôm cho cây trồng

***Sau khi tưới nước lại khoảng 20 – 30 ngày cây sẽ ra hoa.

3.Hạn chế rụng hoa và trái non

Để hạn chế hiện tượng rụng hoa và trái non thì cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Bón phân đủ và cân đối, chú ý giai đoạn sau khi thu hoạch và trước khi ra hoa. Cần bổ sung khoáng trung, vi lượng cho cây ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn cây ra hoa đậu trái không được để khô hạn, tỉa bỏ bớt các hoa nhỏ, dị hình, những trái đậu muộn.
  • Phun chất điều hoà sinh trưởng (NAA, GA3) khi cây mới nhú mầm và giai đoạn vừa đậu trái được 1 – 2 tuần. Việc này sẽ giúp hạn chế rụng trái non và giúp trái lớn nhanh.

Trên đây là quy trình trồng và chăm sóc cây chanh chi tiết. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình thâm canh tăng vụ. Theo đó, trong quá trình này cần lưu ý xử lý đúng kỹ thuật để cây đạt năng suất tối đa.

Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.24.26.
VINASA luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY
Vinasa kính chúc bà con có một mùa vụ bội thu!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận