Trái na đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh đã kiểm tra, khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ na trên địa bàn các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng.

trái na

Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế một số mô hình sản xuất, tiêu thụ trái na tại xã Yên Vượng, Yên Sơn của huyện Hữu Lũng và kiểm tra khu vực chợ, hợp tác xã, hộ kinh doanh na trên địa bàn thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ của huyện Chi Lăng.

Tại các điểm kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiêu thụ na cho người dân;  đặc biệt quan tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh cho biết, nhằm tháo gỡ việc tiêu thụ sản phẩm na cho nông dân trong thời kỳ khó khăn do dịch, trước đó, ngày 4/8, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na trên địa bàn huyện Chi Lăng, Hữu Lũng. 

Tiêu thụ

Theo đó, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, công nhân, người lao động trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn đăng ký hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm quả na tối thiểu 3kg/người.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là đầu mối chủ trì tổng hợp số lượng đăng ký; phối hợp Sở Công Thương, kết nối UBND các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng tổ chức thu mua và cung ứng sản phẩm đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo số liệu đăng ký.

Theo Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng Vũ Văn Nhân, tận dụng thế mạnh từ các sản phẩm chủ lực của địa phương, Hợp tác xã Nông sản Chi Lăng (thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng) đã làm đầu mối thu mua một số loại nông sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện. Qua đó, đảm bảo đầu ra ổn định, tránh tình trạng thương lái ép giá.

Thị Trường Na

Trước đây, bà con sản xuất nông sản thường theo hình thức tự sản xuất, tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Điều này dẫn đến tình trạng đầu ra sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh. Do vậy, hợp tác xã chủ động bao tiêu sản phẩm cho bà con với giá ổn định.

Trong khâu tìm kiếm thị trường, hợp tác xã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, siêu thị như: Vinmart, Hapro, Công ty Cổ phần HTS Việt Nam (Hà Nội). Đồng thời, tìm kiếm và liên kết với các đơn vị kinh doanh qua mạng xã hội như facebook, zalo để tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với phát triển thị trường, Hợp tác xã Nông sản Chi Lăng chú trọng bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của địa phương và trước mắt, hợp tác xã thực hiện với sản phẩm na Chi Lăng. Hợp tác xã đã bỏ vốn sản xuất các loại bao bì như thùng catton, túi, khay gỗ có in logo, hình ảnh của sản phẩm na Chi Lăng. Các thông tin về nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất đều được tích hợp trên các tem, nhãn ở bao bì sản phẩm.

Đến nay, tình hình tiêu thụ trái na trên địa bàn hai huyện diễn ra thuận lợi. Bên cạnh thương lái thu mua, một số hộ dân đã quảng cáo, bán hàng trên mạng xã hội cũng như sàn thương mại điện tử Voso.vn, Postmart.vn…

Đánh Giá Chung

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng, năm nay diện tích tra na trên địa bàn huyện khoảng 2.000 ha; diện tích cho thu hoạch trên 1.800 ha, sản lượng ước đạt trên 18.000 tấn bao gồm cả trái na gối vụ. Diện tích na trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP toàn huyện trên 613 ha, diện tích còn lại sản xuất theo hướng an toàn.

Đối với huyện Hữu Lũng, diện tích trồng na trên địa bàn huyện năm nay khoảng 1.650 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch là 1.450 ha, năng suất ước 84 tạ/ha, sản lượng ước đạt 12.180 tấn; diện tích trái na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP được trên 300 ha; đến hết ngày 8/8, sản lượng na thu hoạch trên địa bàn là trên 2.300 tấn.

Theo Thái Thuần (TTXVN)
Nguồn: Tin tức nông nghiệp

Bà con cần tham khảo thêm 1 số dòng thuốc BVTV khác TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận