Lúa rớt giá ở An Giang giảm mạnh trong khi nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia mua lúa cho nông dân để chặn đứng đà suy giảm về mặt giá cả, thì theo lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, Tổng công ty lương thực miền Bắc và miền Nam  (Vinafood 1 và Vinafood 2) lại “án binh bất động”.

lúa rớt giá

Lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long rớt giá, cần có sự chung tay từ các đơn vị, doanh nghiệp trong việc tăng cường mua lúa từ nông dân. Ảnh: Trung Chánh

Tại cuộc họp trực tuyến giải quyết tình hình tiêu thụ lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra vào hôm qua, 7-8, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, hiện nay khu vực ĐBSCL đã qua đỉnh điểm thu hoạch vụ hè thu 2021.

Thị trường lúa rớt giá

Cụ thể, ông dẫn phân tích từ ảnh viễn thám của trường Đại học Cần Thơ cho biết, ba tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp – ba địa phương có sản lượng lúa lớn của ĐBSCL – có tổng sản lượng lúa chưa thu hoạch hiện còn khoảng 1,5 triệu tấn, trong đó, An Giang còn 600.000 tấn, Kiên Giang 480.000 tấn và Đồng Tháp khoảng 430.000 tấn. “Như vậy, có nghĩa trà lúa đầu và giữa đã thu hoạch ổn định”, ông Thư cho biết.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, lúa rớt giá ở ĐBSCL giảm mạnh (chỉ còn khoảng trên dưới 5.000 đồng/kg đối với giống IR 50404 và OM 5451 – PV), theo ông Thư, đây vốn là “thông lệ”, tức khi vào thời điểm thu hoạch rộ của vụ hè thu, thì giá lúa gạo giảm đi so với mặt bằng giá của vụ đông xuân và thu đông khoảng 1.000 đồng/kg.

Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang dẫn chứng, vụ hè thu 2019, giá lúa IR 50404 chỉ 4.000-4.100 đồng/kg, OM các loại 4.200-4.300 đồng/kg; vụ hè thu 2020 giá lúa IR 50404 là 4.500-4.600 đồng/kg và OM là 4.700-4.800 đồng/kg. “Bởi, lúa hè thu có chất lượng giảm, chi phí vận chuyển tăng và kế đến nữa là chi phí sấy cũng tăng nên cộng hưởng các yếu tố lại, khiến doanh nghiệp có xu hướng giảm giá lúa vụ này”, ông Thư giải thích.

Ảnh Hưởng

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, nhà máy chế biến buộc phải thực hiện giãn cách xã hội, khiến năng lực sản xuất cũng bị giảm, cho nên, dẫn đến hiệu ứng lúa rớt giá giảm khoảng 2 tuần gần đây. Ông Thư cho biết khi làm việc với các doanh nghiệp, đa phần họ có cam kết mua lúa với tỉnh, tuy nhiên, họ có tâm lý chờ giá xuống đáy để có lợi nhuận cao hơn.

Theo ông Thư, bên cạnh một số đơn vị tích cực thu mua lúa cho nông dân thì có nhiều doanh nghiệp lại không triển khai thu mua. “Hiện nay, 10 danh nghiệp xuất khẩu lớn nhất trong danh sách của Bộ Công Thương thì có hai doanh nghiệp là Tổng công ty lương thực miền Bắc và Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 1 và Vinafood 2) nhưng hai đơn vị này lại “án binh bất động”, kho để trống không biết lý do tại sao”, ông Thư nói và đề xuất, cần làm việc với hai đơn vị này vì đây là hai doanh nghiệp nhà nước không để lúa rớt giá

Giải Pháp

Liên quan đến phản ánh nêu trên, ông Phạm Xuân Quế, Tổng giám đốc Vinafood 1 cho biết, điều ông lo nhất là đầu vào vì đây là sự sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, do thực hiện giãn cách xã hội và đánh giá lại năng lực sản xuất các nhà máy nhằm đảm bảo duy trì hoạt động nên năng lực sản xuất của các nhà máy đều giảm. “Nhiều nhà máy không đáp ứng được “3 tại chỗ” nên địa phương cũng không chấp nhận cho sản xuất, buộc dừng hoạt động. Cũng có đơn vị của Vinafood 1 đã xảy ra trường hợp có nhân sự dương tính SARS-CoV-2, cho nên cả nhà máy phải đóng cửa chứ không phải doanh nghiệp không tích cực hoặc không nỗ lực thu mua”, ông nói.

Theo Tổng giám đốc Vinafood 1, hiện đơn vị này đang chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án đảm bảo sản xuất, nhưng đồng thời cũng đảm bảo công tác phòng chống dịch. “Một doanh nghiệp trong ngành hàng này, thì không thể không gắn bó với bà con nông dân. Cho nên, chúng tôi phải đưa ra giải pháp thiết thực để phục hồi lại”, ông Quế nhấn mạnh.

Theo Trung Chánh (thesaigontimes)

Nguồn: Tin tức nông nghiệp

Bà con tham khảo thêm những bài viết mới nhất TẠI ĐÂY

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận