Bệnh thán thư trên sầu riêng là một trong những loại bệnh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Thán thư ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, có thể gây rụng lá, rụng quả hàng loạt, khô cành chết nhánh và thậm chí chết cả cây. Trong bài viết này xin mời bà con cùng tìm hiểu về bệnh thán thư cũng như biện pháp phòng trị.
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN SẦU RIÊNG
Bệnh thán thư trên sầu riêng do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Chúng gây hại và phát triển mạnh vào mùa mưa.
Vào mùa mưa khi ẩm độ không khí tăng cao kèm theo mật độ vườn quá dày đặc sẽ tạo điều kiện tốt cho nấmlây lan nhanh chóng.
Những vườn có thế đất trũng, dễ động nước khi mưa dầm lúc có nấm bệnh nhiễm xuống đất dễ dàng tấn công vào vùng rễ.
II. BỆNH THÁN THƯ TRÊN SẦU RIÊNG CÓ BIỂU HIỆN GÌ
Trên lá: Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành thậm chí là chết cây.
Trên hoa: Xuất hiện những vết đen li ti sau đó lan rộng. Những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám lan dần ra cả hoa, cuối cùng sẽ khiến hoa bị rụng.
Trên trái: Xuất hiện các vết đốm nhỏ màu nâu hiện rõ ở hốc gai. Vết bệnh nặng chuyển màu đen dần ở giữa và quầng vàng phía ngoài. Sau đó lan rộng ra, dần dần trái sẽ bị rụng.
Trên rễ: Khi bị nấm Colletotrichum gloeosporioides kí sinh phần chóp rễ sẽ thối đen và co lại. Kết quả phần lá sẽ rụng dần, làm cây rất còi cọc.
III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN SẦU RIÊNG
1.Biện pháp canh tác:
Mật độ trồng: Đảm bảo trồng cây với mật độ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Tránh trồng quá dày đặc. Thường xuyên cắt tỉa, dọn vệ sinh vườn để đảm bảo thông thoáng.
Cắt tỉa hoa & quả non: Trong giai đoạn tỉa hoa và quả non. Cần tỉa bớt hoa quả đầu cành và giữ các chùm hoa quả ở khoảng cách phù hợp.
Bón phân hữu cơ như: phân chuồng, đạm cá, rong biển, humic, trichoderma,….để bổ sung chất dinh dưỡng cho cho cây. Giúp đất tơi xốp, cho cây dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đảm bảo cây có sức đề kháng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh. Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
2.Biện pháp hoá học:
Sử dụng các loại phân bón gốc hoá học chuyên đặc trị nấm bệnh Colletotrichum gloeosporioides như: Eddy 72WP, Phytocide 50WP, Champion 77WP, Ziflo 76WG,…
Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh thán thư trên sầu riêng cũng như là cách phòng trị. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình canh tác. Theo đó, trong quá trình này cần lưu ý canh tác đúng kỹ thuật, giữ cho vườn thông thoáng để tránh sự lây lan, phát tán mầm bệnh. Bênh cạnh đó sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm Colletotrichum gloeosporioides, đảm bảo cây có thể tiếp tục phát triển tốt.
Nếu Quý bà con cần hỗ trợ thêm thông tin kỹ thuật hãy liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage hoặc hotline 0901.21.25.26.
VINASA luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con trong quá trình chăm sóc cây trồng.
Xem thêm bài viết kỹ thuật khác TẠI ĐÂY
Vinasa kính chúc bà con có một mùa vụ bội thu!