Bệnh héo xanh do vi khuẩn là một loại bệnh hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng, điển hình là các loài cây họ bầu bí (bầu, bí, mướp, khổ qua, dưa leo,…) và cây họ cà (cà chua, cà tím, khoai tây, các loại ớt,…), vi khuẩn gây bệnh luôn thường trực trên đồng ruộng, chúng tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng và vật liệu làm giống.

Xét về mức độ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng thì bệnh héo xanh gây thiệt hại nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các loại bệnh hại khác vì bệnh diễn tiến rất nhanh, một khi cây đã bị bệnh héo xanh thì năng suất gần như mất trắng.

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh bệnh, từ đó có các biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua hiệu quả nhất.

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh gây bệnh héo xanh

  • Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Thông thường bệnh này khó có thể xác định được cho đến khi cây trồng chết đi.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng, tấn công vào mạch dẫn làm hư bó mạch, khiến cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến cây héo và chế nhanh. Kiểm tra cuống cà chua sẽ thấy bên trong có màu sẫm, chảy nước và bị rỗng.
  • Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh héo xanh vi khuẩn rất nhanh.

Dấu hiệu của bệnh

  • Vi khuẩn xâm nhiễm giai đoạn cây còn nhỏ làm toàn bộ lá héo rũ một cách nhanh chóng và đột ngột, cây héo trong khi lá vẫn còn xanh.
  • Trên cây đã lớn, triệu chứng héo rũ thường biểu hiện trên một hoặc vài cành, sau từ 2 – 5 ngày, triệu chứng héo biểu hiện trên toàn bộ cây. Khi cắt ngang một đoạn thân hoặc cành sẽ thấy mạch dẫn (mạch xylem) có màu nâu sẫm. Ngâm đoạn thân (hoặc cành) mới cắt vào trong nước sẽ thấy dòng dịch khuẩn dạng sợi màu trắng đục chảy ra từ mặt vết cắt. Đây là một trong những đặc điểm để chẩn đoán nhanh bệnh héo xanh do vi khuẩn.
  • Biểu hiện héo một cách nhanh chóng khi lá vẫn còn xanh là triệu chứng chung của hầu hết các loài cây trồng bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn.

Biện pháp phòng trừ

1. Biện pháp canh tác

  • Luân canh là biện pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu lượng vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong đất. Bắp, lúa, cải bắp và cải xanh là những ví dụ về các cây trồng không bị bệnh héo vi khuẩn mà bà con có thể cân nhắc chọn làm cây luân canh. Chú ý diệt sạch các loài cỏ dại mẫn cảm với bệnh trong quá trình luân canh, chẳng hạn như cỏ Cứt Lợn – Ageratum conyzoides, cây Thù Lù – Solanum nigrum, cỏ lào – Eupatorium odoratum,…
  • Sử dụng giống kháng bệnh (bao gồm gốc ghép kháng bệnh) và vật liệu làm giống sạch bệnh (cây con, cành giâm, củ giống).
  • Thu gom tàn dư cây nhiễm bệnh của vụ trước, phát hiện và tiêu hủy sớm cây bệnh trong vườn, đây là nguồn lây lan trực tiếp vi khuẩn gây bệnh sang những cây khác.
  • Nếu có điều kiện có thể kết hợp cày ải phơi đất và ngâm nước ngập ruộng trong vòng 15 – 30 ngày để hạn chế nguồn vi khuẩn và tuyến trùng trong đất.

Biện pháp vật lý

  • Hạn chế làm trầy xước cây, cành lá trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà chua.
  • Tránh việc tiếp xúc giữa cây bị bệnh và cây khỏe.
  • Cần lưu ý trong việc tưới nước, vì độ ẩm cao là điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.
  • Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua là loại bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của cây trồng. Bệnh diễn ra đột ngột và lây lan nhanh, khiến bà con không kịp trở tay. Vì vậy, bà con cần thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

2. Biện pháp hóa học

Khi cây đã xuất hiện bệnh héo xanh thì không thể cứu chữa được nữa, do vi khuẩn đã xâm nhập vào mạch dẫn của cây làm cây chết trong thời gian rất ngắn, vì thế bà con cần phòng ngừa vi khuẩn bằng các loại thuốc có khả năng bảo vệ lâu dài như Norshield 86.2WG liều lượng 25g/20L phun vào gốc thân, kết hợp với Hợp Trí Kaliphos liều lượng 40ml/20L phun bên trên để kích thích cây trồng kích hoạt khả năng đề kháng với vi khuẩn gây bệnh.

Chú ý phun phòng ngừa vào các giai đoạn cây trồng mẫn cảm với bệnh héo xanh:

  • Phun giai đoạn cây con, khi cây có từ 5 – 10 lá thật.
  • Khi cây bước vào giai đoạn mang hoa, mang trái.
  • Khi cây đang giai đoạn thu hoạch trái tập trung (đối với những loại cây thu có thời gian thu hoạch kéo dài như: Ớt, Dưa Leo, Cà Chua,…

Bà con tham khảo thêm một số bài viết kỹ thuật cây trồng khác TẠI ĐÂY

Xem ngay: BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÀ CHUA

Kính chúc quý bà con luôn thành công và trúng mùa được giá.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ qua số Hotline 0901.21.25.26 – 0909.532.129 để được hổ trợ tư vấn kỹ thuật

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận